cách hiểu tâm lý của họ: giao tiếp bằng mắt với từng người để thể hiện sự
quan tâm chân thành.
Để làm được điều này, đầu tiên hãy chọn 1 khán giả mà bạn có thiện
cảm, hay cảm nhận người đó có thiện cảm với mình (thường những người
ngồi hàng đầu, nếu tự nguyện, là những người có hứng thú với nội dung
trình bày của bạn nhất). Bạn hãy giao tiếp với họ bằng ánh mắt chân thành,
nhiệt tình trong khoảng thời gian từ 2-3 giây. Cần chắc chắn rằng họ cũng
BÍ QUYẾT TRÌNH BÀY TỪ CÁC CHUYÊN
GIA đáp lại bạn với ánh nhìn như thế. Sau đó, tương tự, kết nối với
người khác bằng ánh nhìn này. Như vậy, bạn sẽ cảm nhận những người
trong khán phòng đều đang giao tiếp với bạn.
Nhưng nếu thuyết trình trước đám đông, việc giao tiếp bằng mắt với
từng người là điều không thể.
Vì vậy, mẹo nhỏ là bạn cần khảo sát trước hội trường để biết hội trường
được bố trí như thế nào? Có thể chia thành bao nhiêu nhóm lớn? Mỗi nhóm
khoảng bao nhiêu người? Từ đó, có thể chọn 2-3 người trong nhóm lớn để
bạn giao tiếp với họ, từ 3-5 giây. Do khoảng cách xa, nên dù chỉ quan sát 2-
3 người trong nhóm, nhưng những khán giả ngồi xung quanh trong nhóm
vẫn có cảm giác được tiếp xúc trực tiếp với ánh nhìn của bạn. Hãy kiểm tra
kỹ độ sáng trong phòng để chắc rằng có thể nhìn rõ được khán giả.
Những lưu ý khi giao tiếp bằng ánh mắt
Ánh nhìn soi mói
Một số khán giả sẽ có cảm giác khó chịu nếu như bạn liên tục nhìn họ
theo kiểu dò xét, như nhìn vào tóc, vào trán, quần áo, trang sức họ đeo,…
Đặc biệt với phụ nữ, bạn phải cẩn thận vì họ rất tinh tế và nhạy cảm với
từng ánh nhìn của bạn. Nếu ánh nhìn các bạn không tốt, bạn sẽ bị mất
“điểm” trầm trọng trong mắt các chị em phụ nữ.
Một trải nghiệm của tôi trong lớp học: trong lớp có 1 bạn sinh viên nam
có hàm răng hô. Khi lần đầu giao tiếp với bạn, tôi bị phân tâm bởi hàm răng
ấy, và thường soi ánh nhìn của mình vào hàm răng của bạn ấy. Khi bắt gặp