Về ngôn ngữ cơ thể, có năm công cụ sắc bén bạn cần dùng để truyền tải
thông điệp: nói bằng ánh mắt; bằng nét mặt; cử chỉ; tư thế; dáng đi.
Hãy để ánh mắt nói hộ bạn
Ông bà ta có câu “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.” Trong thuyết trình, chúng
ta phải cần nắm vững kỹ thuật giao tiếp bằng mắt. Bất kể số lượng khán giả
là bao nhiêu, người nghe ai cũng muốn được cảm giác họ là người quan
trọng, đều muốn cảm thấy bạn đang nói chuyện trực tiếp với họ. Việc giao
tiếp bằng mắt tốt sẽ tạo cảm giác thân thiện và cho thấy rằng bạn quan tâm
đến họ. Bên cạnh đó, khi trình bày, đôi mắt còn đóng vai trò như chiếc điều
khiển từ xa. Nhìn vào mắt người nghe, bạn có thể tác động lên sự tập trung,
chú ý của họ. Còn nếu bạn không nhìn vào họ, họ cũng sẽ phớt lờ bạn và
phần trình bày của bạn. Ngoài ra, ánh mắt còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý
của khán giả. Khi bạn kể một câu chuyện cười, hãy đưa nụ cười ấy vào
trong ánh mắt, để khán giả cảm nhận niềm vui trong đó. Khi bạn muốn
nhấn mạnh một vấn đề nghiêm túc, quan BÍ QUYẾT TRÌNH BÀY TỪ
CÁC CHUYÊN GIA trọng, hãy để ánh nhìn của bạn toát lên được ý nghĩa
này, để khán giả có thể cảm nhận. Và từ đó, cảm xúc của bạn có thể lan
truyền đến khán giả nhiều hơn.
Thủ thuật giao tiếp bằng ánh mắt
Một quy tắc nhỏ mà không ít người phạm sai lầm, đó là khi thuyết trình
trong nhóm nhỏ, ví dụ khoảng
30 người, một số diễn giả có tâm lý xem 30 người này đồng nhất, và cứ
thế mà trình bày. Việc mang tâm thức này sẽ vô tình khiến cho giao tiếp
bằng mắt của bạn với từng cá nhân trở nên kém đi, từ đó có thể rơi vào tình
trạng có ánh nhìn lơ đãng, thiếu nhiệt tình, làm cho khán giả có cảm giác bị
bạn “bỏ rơi”. Hãy lưu ý là tâm lý của 30 con người này khác nhau, hành vi
cũng khác nhau và trong suy nghĩ của họ, bạn đang nói chuyện với chính cá
nhân họ. Vì vậy, tốt nhất là hãy tạo điểm tương đồng với khán giả bằng