thì tôi cũng lập đề cương dàn ý rõ ràng và chọn một cách kết hợp theo trật
tự logic, ví dụ như nhân – quả, vấn đề – giải pháp, trước – sau về thời gian,
xa - gần về không gian, từ khái quát đến cụ thể,… Ngay cả khi trình bày
một bài nói chuyện ứng khẩu mà không được chuẩn bị trước, các ý cũng
ngay lập tức được sắp xếp trong đầu tôi theo một trong những trật tự kết
hợp trên, nhờ đó mà mọi ý tứ và lập luận của tôi được chặt chẽ, thuyết phục
và chinh phục được lý trí của người nghe.
Làm sao để có thể tạo được lửa cho khán phòng và truyền được cảm
hứng bất tận cho người nghe?
Muốn truyền lửa phải có lửa: lửa với khán giả, lửa với đề tài mình trình
bày và lửa ngay trong bản thân. Bạn phải yêu thích đề tài mình trình bày và
có cảm xúc thật với những điều bạn nói, bạn phải là người không ngừng
theo đuổi những điều đó trong đời… Nhưng tình yêu lớn hơn giúp bạn có
nhiệt huyết cháy bỏng đó là tình yêu với người nghe: thật tâm mong muốn
tạo ra những giá trị, mang lại những điều tốt đẹp, chia sẻ những thông tin
quí giá cho họ thì năng lượng sẽ truyền từ bạn sang người nghe một cách tự
nhiên như dòng chảy đã được khơi thông.
Ngoài ra, bạn phải biết cách duy trì năng lượng bản thân từ sức khỏe thể
chất cho đến trạng thái hưng phấn tinh thần. Một khi bạn xuất hiện trong
trạng thái dồi dào năng lượng (cần phân biệt dồi dào năng lượng với hừng
hực – là trạng thái dư năng lượng không kiểm soát được, mà bạn không cần
phải hừng hực như thế), khán giá sẽ nhận lửa từ bạn và lan truyền lửa ấy
đến những người khác quanh họ, sau đó, năng lượng của toàn thể khán giả
sẽ được nâng lên cao và chính họ sẽ truyền năng lượng mạnh mẽ và tuyệt
vời ấy ngược lại cho bạn. Với sự hợp tác đó, diễn giả và người nghe cùng
nhau duy trì sự hưng phấn và lửa nhiệt tình suốt bài trình bày.
NGUYỄN ÐỨC NHẬT
Nguyễn Ðức Nhật hiện đang làm việc tại People Focus, Công ty
chuyên cung cấp các dịch vụ Ðào tạo và
Tư vấn nhân sự, với vai trò Giám đốc Phát triển Giải pháp huấn luyện