Nhà tâm lý học Abraham Maslow phát hiện rằng tất cả mọi người đều có
những nấc thang nhu cầu được xếp từ mức độ cơ bản đến mức độ cao: Nhu
cầu sinh lý (bản năng sinh tồn), nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp xã hội,
nhu cầu tự trọng, nhu cầu tự thể hiện. Để truyền tải ý tưởng đến người nghe,
bạn phải triệt để khai thác các bậc thang nhu cầu đó, bởi chúng là yếu tố
quyết định việc họ sẽ có thái độ hưởng ứng và thích thú với những gì bạn
trình bày.
Khi bài nói chuyện của bạn thỏa mãn được tâm lý người nghe, tức là giải
quyết được những mong muốn, nhu cầu của họ, thì tự khắc họ sẽ cảm thấy
hứng thú, chăm chú lắng nghe và tích cực hưởng ứng. Tuy nhiên, theo tâm
lý chung, tuy đến để nghe bạn nói, nhưng họ không muốn thụ động ngồi
yên một chỗ, họ muốn tham gia vào bài nói của bạn, họ BÍ QUYẾT
TRÌNH BÀY TỪ CÁC CHUYÊN GIA muốn thể hiện những ý kiến suy
nghĩ của mình, và dưới đây là bảy bước giúp bạn kích thích sự tham gia của
người nghe và tăng khả năng thuyết phục của bài nói:
Chuẩn bị bài nói thật chu đáo để người nghe biết bạn quan tâm đến họ và
nhu cầu của họ.
Để người nghe chú ý lắng nghe, bạn phải tạo những cách mở đầu ấn
tượng, những điểm nhấn cho bài nói và phù hợp với người nghe.
Trình bày những luận điểm của bạn qua những câu chuyện kịch tính,
kinh nghiệm và sự kiện thực tế, hình ảnh sống động, để giúp họ ghi nhớ
những gì bạn nói.
Cho người nghe thấy những ý tưởng bạn trình bày có sức ảnh hưởng
quan trọng thế nào đối với họ.
Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, để vẽ nên những bức tranh bằng lời trong
đầu người nghe, nhằm tạo cảm xúc tích cực và thái độ thích thú đón nhận.
Lôi kéo người nghe vào câu chuyện; nhắc người nghe suy ngẫm về
những ý tưởng bạn trình bày. Cho họ thấy những ý tưởng của bạn phù hợp
với bối cảnh như thế nào.
Kêu gọi người nghe hành động, thay đổi lối tư duy và cách làm cũ, để
suy nghĩ và hành động theo cách mới.