Một số diễn giả chỉ nói lý thuyết mà không tìm cách minh họa chúng với
các dữ kiện hay bằng chứng thực tế. Họ giả thiết rằng người nghe sẽ đón
nhận những gì họ nói bằng niềm tin mà không cần đến những minh họa cụ
thể. Nói ra ý tưởng nào, bạn phải lập tức cho thí dụ, tìm cách minh họa với
những hình ảnh, số liệu hay dữ kiện, những câu chuyện có thực, những lời
chứng nhận... để củng cố lập luận của mình và để thuyết phục người nghe.
Bảy giả định sai lầm của nhiều diễn giả
Nhiều diễn giả chủ quan đưa ra những giả định sai lầm về người nghe,
về cách trình bày của mình.
Đôi khi, cả những chuyên gia thuyết trình cũng rơi vào BÍ QUYẾT
TRÌNH BÀY TỪ CÁC CHUYÊN GIA những giả định sai lầm này. Đó là
điều rất nguy hiểm, bạn cần lưu ý né tránh.
Sai lầm thứ nhất: Chỉ cần có kiến thức sâu về một đề tài là tôi có thể
trình bày được các ý tưởng của mình.
Việc nắm vững kiến thức về một đề tài nào đó bạn sắp nói là điều rất
quan trọng, nhưng đó mới chỉ là bước đầu để tạo ấn tượng với khán giả mà
thôi. Bởi bạn còn cần phải xác định:
Bạn muốn đạt được điều gì qua thông điệp mình trình bày?
Bạn đang nói chuyện với ai? Những ý tưởng nào cần lưu tâm?
Sai lầm thứ hai: Khán giả của tôi có thể đọc được những gì tôi đang suy
nghĩ trong đầu
Sự thực lại không như bạn nghĩ. Khán giả không bao giờ biết họ cần
phải rút ra và nắm được điều gì từ bài thuyết trình của bạn, trừ khi bạn lặp
lại nhiều lần để họ biết.
Thành thử, muốn khán giả nắm rõ điều gì, hoặc biết điều gì phải làm,
bạn cần phải nói rõ cho họ.
Đừng để họ ngồi đó mà đoán già đoán non.
Sai lầm thứ ba: Tôi có thể trình bày trong vòng
20 phút các thông tin/ý tưởng mà tôi đã mất ba tháng để học hỏi và
nghiên cứu