Thường thì diễn giả bao giờ cũng muốn tỏ ra mình là chuyên gia dày dạn
kinh nghiệm – hoặc muốn thể hiện cho người nghe thấy là mình đã dày
công tìm tòi nghiên cứu – nên họ tìm cách “dội bom” khán giả với hàng
đống thông tin, dữ kiện. Họ quên mất rằng người nghe không thể ngay tức
khắc tiêu hóa được mọi thông tin. Vì thế, bạn cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng và
chọn lọc những gì thực sự cần thiết bạn muốn người nghe phải nắm vững.
Còn những thông tin phụ khác, bạn có thể đưa vào phần hỏi đáp.
Sai lầm thứ tư: Tôi không cần phải thực hành bài nói bằng cách nói to
lên
Việc suy nghĩ trong đầu về bài thuyết trình khác hẳn với việc nói ra
trong một môi trường thực hành với các ghi chép và slide.
Việc thực hành sẽ tạo ra sự nhuần nhuyễn, đồng thời giúp bạn biết được
những chỗ nào trúc trắc cần cải thiện. Mỗi lần tập, hãy tìm các cách trình
bày khác nhau để tạo sự phong phú cho bài nói, tránh việc cứng nhắc lặp lại
như vẹt.
Sai lầm thứ năm: Tôi sẽ có nhiều thì giờ để đi đến địa điểm thuyết trình
Vì không tài nào biết trước được hết mọi tình huống bất ngờ, không
mong muốn sẽ xảy ra, nên các diễn giả không nên chủ quan và cần phải đến
nơi mình sẽ thuyết trình thật sớm.
Nếu có những diễn giả nào nói trước bạn, bạn cũng nên đến sớm ngồi
nghe để ít nhất cũng theo dõi khán giả và biết phản ứng của họ thế nào để
có những điều chỉnh kịp thời cho phiên thuyết trình của mình.
Khi đến sớm, bạn cũng có thì giờ rảnh rỗi để bắt chuyện với người nghe,
và xem xét lại mọi khâu chuẩn bị để tránh những rắc rối đáng tiếc trong
buổi thuyết trình. Bạn cũng cần thì giờ để chỉnh sửa lại áo quần, thực hiện
vài động tác hay bài tập hít thở để buổi thuyết trình của bạn được trơn tru,
đạt được kết quả như mong muốn.
Sai lầm thứ sáu: Nếu tôi rời sân khấu/bục thuyết trình, tôi sẽ ở gần khán
giả hơn
Nhiều diễn giả nghĩ rằng việc rời sân khấu hay bục giảng trong khi nói
để đi xuống dưới sẽ giúp họ tạo được mối liên kết với khán giả. Tuy nhiên,
trong thực tế, khi bạn làm như vậy, phần lớn khán giả sẽ không theo dõi