Thân bài: Nói những gì mình đã hứa nói. Kết luận: Tóm lại những gì
mình đã nói.
Tôi khá thích thú với cách ví von đầy hình ảnh của TS. Phan Quốc Việt,
một diễn giả chuyên nghiệp, khi xem cấu trúc của một bài thuyết trình như
một “cái đinh” cứng cáp và sắc nhọn:
Mở đầu : Mũi đinh Nội dung : Thân đinh
Kết luận : Mũ đinh
Như vậy, cấu trúc một bài thuyết trình được thực hiện ở ba công đoạn
khác nhau trong một chuỗi quy trình liên tục: công đoạn thứ nhất là Xây
dựng kịch bản, công đoạn thứ hai là Tập dượt và công đoạn thứ ba là việc
thể hiện nội dung kịch bản khi Diễn xuất.
Công đoạn 1 - Xây dựng kịch bản
Khi chuẩn bị một kịch bản, chúng ta đều có những câu hỏi trong đầu
như: Mở đầu như thế nào để lôi cuốn người nghe? Thân bài sẽ trình bày
những gì, có chặt chẽ và phù hợp giúp người nghe hiểu được vấn đề mà ta
muốn nói? Kết luận như thế nào để đi vào lòng người và thúc giục hành
động?
Như vậy, rất cần soạn ra một kịch bản, càng chi tiết càng tốt, xem xét, rà
soát và chỉnh sửa liên tục cho đến ngày thuyết trình chính thức. Trong đó,
bạn cần phân tích người nghe (xem chương 4) để soạn nội dung thích hợp.
Tính toán tổng thời gian trình bày, rồi chia nhỏ thời lượng cho từng phần và
từng đoạn theo đơn vị phút hoặc giờ, kể cả những đoạn nghỉ giải lao. Giống
như xây dựng một căn nhà, bạn cần thiết kế bản vẽ, dự toán chi phí, phương
án thi công, chuẩn bị vật liệu và nhân lực trước khi khởi công.
Trong kịch bản, cũng cần sắp xếp việc chuẩn bị các đạo cụ, video clip
minh họa, Slide, các trò chơi và bài tập thực hành, nhằm mang lại trải
nghiệm thực tế cho người nghe.
+ Phần Mở đầu giống như Mũi đinh. Mũi đinh phải sắc nhọn thì mới
xuyên được qua lớp gỗ đầu tiên, do đó phần này phải sắc sảo để đạt được
hai mục tiêu chính: