cũng giống nhau. Chẳng hạn, nếu một cái cây phát triển tốt nhờ các nguyên
lý ấy, thì bạn có thể dùng chúng để phát triển tốt một bài trình bày.
Song đề: Tức là việc đưa ra một bằng chứng logic để chứng minh quan
điểm của người khác là sai.
Chẳng hạn, để chứng minh thế giới tròn, thì có thể lập luận bằng cách
cho thấy rằng khi tàu thuyền biến mất ở đường chân trời, rõ ràng là chúng
đang đi qua một bề mặt tròn.
Diễn dịch: Tam đoạn luận của Aristotle đã đưa ra hai phát biểu tiền đề –
một tiền đề chính và một tiền đề phụ – có chứa một yếu tố chung cho cả hai
và tất yếu dẫn đến một phát biểu thứ ba – kết luận.
Quy nạp: Tức là việc lập luận đi từ cái cụ thể đến khái quát. Chẳng hạn:
chim sẻ có cánh, chim hồng tước có cánh, chim chào mào có cánh; do đó,
mọi loài chim đều có cánh.
4. Hãy thể hiện cảm xúc thích hợp
Một diễn viên giỏi luôn biết cách hoá thân vào nhân vật mình thể hiện.
Một diễn giả luôn biết thể hiện mọi cung bậc cảm xúc qua từng phần nội
dung trình bày. Để có được cảm xúc thật sự trong buổi thuyết trình chính
thức, bạn cần chuẩn bị năng lượng tích cực trước buổi trình bày vài ngày.
Tôi đã áp dụng kỹ thuật này khi thuyết trình một đề tài nghiên cứu khoa
học về việc ứng dụng
Phương pháp Thẻ điểm Cân bằng (Balanced Scorecard) của TS. Robert
Kaplan, Trường Kinh doanh
Harvard, vào quản trị doanh nghiệp của Tổng Công ty Truyền tải điện
Quốc gia.
Tại buổi thuyết trình cấp cơ sở trước khi trình bày tại cấp tổng công ty,
tâm trạng của tôi không được tốt khi biết rằng không có nhiều người mặn
mà với đề tài của mình vì chủ đề mới và khá sâu về chuyên môn, mặt khác
tôi cũng tự tin vì mình cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm trong thuyết trình
nên tôi khá thờ ơ, nghĩ rằng không quan trọng, sao cũng được. Buổi trình
bày đó gần như chủ yếu là tôi nói, chứ không phải là diễn, giọng nói đều