vào việc người này có chuyển tải được thái độ xác tín, lòng tự tin và quyết
tâm trước khán thính giả. Nếu người này mở miệng nói rằng “Tôi tin vào
điều này!” nhưng cảm xúc người đó thể hiện ra lại có vẻ như nói rằng
“Đứng nói ở đây chán thật!” thì bạn nghĩ người nghe có tin nổi không?
Cảm xúc chuyên chở lời nói, làm cho lời nói ý nghĩa. Nếu cảm xúc thể hiện
ra không phù hợp với thông điệp, người nghe sẽ không tin vào thông điệp.
Biến lo lắng thành năng lượng tiếp sức cho cảm xúc
Có một diễn giả chuyên nghiệp nọ đã khuyến khích chúng ta không nên
kìm nén lại hay tìm cách loại bỏ đi cảm giác bồn chồn lo lắng của mình.
Thay vào đó, hãy chuyển hóa, tận dụng nó làm nguồn năng lượng để cung
cấp cho cảm xúc của bạn khi nói. Đại ý, diễn giả này nói như sau: Các diễn
giả thành công đặt niềm tin sâu xa vào thông điệp. Họ truyền đạt thông điệp
bằng cảm xúc. Đừng kìm nén các cảm xúc của bạn. Hãy tận dụng nó, biến
nó thành năng lượng để chinh phục người nghe.
Như vậy, vấn đề ở đây là biết cách thể hiện thái độ phù hợp với nội dung
của bài thuyết trình, biết cách điều chỉnh cảm xúc phù hợp với từng phần
của nội dung thuyết trình. Và để có khả năng này, bạn cần chuẩn bị để có
một năng lượng tích cực và có một thái độ tự tin.
Cũng cần lưu ý việc này không phải là đeo mặt nạ, không phải cố tình
đóng kịch, không phải gượng ép. Điều cần thiết là có năng lượng tích cực
để chuyển hóa các vấn đề tiêu cực thành tích cực, để chuyển hóa lo BÍ
QUYẾT TRÌNH BÀY TỪ CÁC CHUYÊN GIA lắng và đau khổ thành
bình an, để chuyển hóa giận dữ thành yêu thương.
Hitler là một nhà hùng biện đại tài, nhưng tư duy lại tiêu cực, năng
lượng cảm xúc của ông ta cũng tiêu cực, ông ta đã dẫn dắt người Đức đi
đâu và thay đổi thế giới như thế nào thì ai cũng biết.
Đức Phật với lòng bao dung, độ lượng, hỉ xả, từ bi đã tạo nên một tôn
giáo hiền hòa, nhân ái, trường tồn qua hơn 2.500 năm nay. Các triết lý của
Đức Phật ngày càng được thế giới đón nhận, Phật giáo ngày càng được mở
rộng hơn.