thần tiên mãi mãi. Tiên là một huyền thoại. Và khi một vị tiên chịu nhập thế xuống trần thì cứ
già chết như ai, do đó các đạo sĩ tu tiên bảo rằng vì xuống núi ăn ngũ cốc mới có tử vong điều
này ai mà biết được. Có điều các đạo sĩ phong cách hơn đời, thần trí thảnh thơi, sống già mạnh
khỏe mà chết cũng nhẹ nhàng ấy là nhờ có phương pháp tập luyện. Trong phương pháp đó có
môn KHẤU XỈ là cách thanh lọc uế khí (khí dơ) trong phổi để được cường kiện suốt đời. Thì
nay soạn giả xin trình bày ra để mọi người đều học tập cho khỏe người. Cái nhai răng nầy
người xưa thấy lờ mờ trong mỗi buổi sáng trên triến núi Tu Di khi các tu sĩ luyện tập ngáp dài
cứ tưởng là họ hả miệng ăn sương, uống gió rồi thành chuyện truyền kỳ.
Chuyện truyền kỳ của tiên hôm nay hóa ra sự thật, sự thật được kiểm chứng dưới con mắt
nhà bác học Âu Châu: rằng động tác ngáp dài, hả miệng lớn chậm rãi (Khấu Xỉ) làm nới dãn tận
cùng và kích thích hệ thống thần kinh có tác dụng làm tốt da mặt (thẳng da mặt, hồng hào) giữ
nét trẻ đẹp lâu già.
Các khoa thẩm mỹ học cũng áp dụng cấp thời và dĩ nhiên công việc làm ăn nầy rất có lợi, lợi
cả hai đàng. Bên Nam mình đôi khi chưa già đã chết vì đủ thứ chuyện ngoại cảnh chẳng đặng
đừng, hoặc vì thiếu thốn mà hóa ra già háp (già trước tuổi) mới có năm sáu mươi tuổi đã ra
tuồng lụ khụ, tuổi 40 mới có kinh nghiệm, mà tuổi 60 đã chạy xuống mồ (dù sống mà bạc
nhược chẳng khác gì chết) thì còn kiến tạo cái gì được, bởi sống ít tuổi trên vùng đất đai nghèo
khổ nên đã mấy ngàn năm rồi cổ nhân chẳng để lại được lâu dài nào khả dĩ so sánh với các lâu
đài bên Tây Phương, do đó ngày nay người Đông Á phải nghiêng sự học vấn về cõi Tây Phương.
Ở Tây Phương con người sống tới cả 100 tuổi vẫn còn có ích cho đời vì thời gian đủ kinh
nghiệm tới chỗ chết quá lâu dài nên đủ thời giờ làm việc thực hiện cái toan tính. Loài người sở
dĩ tiến bộ được là nhờ chỗ thực hiện được những kinh nghiệm nối tiếp từ đời nầy sang đời
khác, mà đời người xứ Đông Á nầy thật non yếu thì làm sao nói chuyện văn minh.
Nghĩ cho cùng cũng tại vùng thủy thổ (đất nước) viêm nhiệt (nóng bức) nên sinh ra dễ èo uột
khó nuôi, nuôi lớn lại làm biếng chẳng chịu làm việc, chẳng chịu tập luyện nên mới mau chết và
bất tài. Thỉnh thoảng có vài bậc hiền triết hoặc nhân tài các giới thì tuổi thọ chất cao vì chính
những nhân tài biết quí trọng đời sống của chính mình và bản thân của nhân loại, họ là những
người làm lịch sử hay sống trên lịch sử của nhân loại.
Sống yểu rất khó trở thành người giá trị, ích nước lợi dân, do đó muốn cho quốc gia tiến bộ
thì ngành luyện tập thân thể phải được nhà nước đặt thành quốc sách. Ngay như vị nguyên thủ
của quốc gia lại càng phải được sự cố vấn về sức khỏe hơn ai hết vì có sức khỏe mới lãnh đạo
sáng suốt được. Cố vấn sức khỏe không có nghĩa chỉ có đầu bếp nấu ăn ngon, bác sĩ coi mạch
giỏi mà cần phải có một chuyên viên huấn luyện sức khỏe cho vị nguyên thủ.
Ngày xưa có các nhà sư (Thiền sư) cố vấn vua về sức khỏe và kiến văn, bên Tàu cũng như bên
Nam, bên Tây bên Mỹ ngày nay trong nhà vị quốc trưỏng đều có vài vị huấn luyện viên võ thuật
và thể thao các môn sắp xếp thì giờ săn sóc thể lực cho quốc trưởng. Quốc trưởng khỏe thì
lãnh đạo tốt, dân sống khỏe, quốc trưởng bệnh lãnh đạo kém dân mệt. Mệt hay khỏe cũng do ở
sức khỏe của vị nguyên thủ mà ra cả, vì một ý kiến, quyết định trong lúc mỏi mệt sẽ là một di
họa dài dài, người có nhiệm vụ săn sóc các vị nguyên thủ trên thế giới phải hiểu biết chuyện
nầy đừng tưởng chỉ lo cho ăn no, bổ, chẩn mạch khi bệnh thôi mà đủ mà phải huấn luyện cho vị
nguyên thủ quốc gia trởi thành một lực sĩ dẻo dai, vì sự làm việc của vị nguyên thủ tài ba cực
nhọc bằng hàng ngàn hàng vạn người thường.
Tóm lại, từ trên xuống dưới, hoặc ngược lại, mọi người trong một quốc gia tân tiến (khôn
ngoan) đều biết quí trọng sức khỏe và sự sống lâu của bản thân và của những người đồng bào
của mình.