BÍ QUYẾT ỨNG XỬ TRONG TÌNH YÊU - Trang 35

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

Lửng lơ như thế mà nặng tình biết bao! Lời ướm thử ấy như một miếng trầu

làm quen, như muốn gợi ý: ‘Nếu phải duyên nhau thì thắm lại!’

Đi ngược dòng văn học cổ điển Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta có thể

dẫn ra bao thiên diễm tình mà khởi đầu là những bước đi e ấp rụt rè, nhưng

hình như càng e ấp bao nhiêu thì về sau càng đắm đuối thiết tha. Gót ngập

ngừng của nàng Thôi Oanh sau bức rèm the đã khiến Trương Quân Thuỵ đê

mê chẳng nỡ rời chân. Và cuối cùng thì họ cũng bước qua được ngưỡng cửa

tôn nghiêm của một gia đình thế tộc để cùng nhau hẹn ước.

Khi hai tâm hồn đồng điệu đã chấp nhận thông điệp của nhau thì điều gì đến

ắt là phải đến. Thuý Kiều đoan trang trong trướng màn che, mà dám băng

qua chốn rừng khuya mượn cớ bỏ quên cành kim thoa để sang gặp Kim

Trọng. Thi hào Nguyễn Du chẳng những đã lưu lại cho đời một áng thơ bất

hủ, mà cuộc đời ông lúc thiếu thời cũng từng là sự thể nghiệm một cuộc tình

đẹp như những trang Kiều tuyệt tác của ông. Xin muợn câu chuyện gần đây

của nhà văn Đắc Trung về mối tình của Nguyễn Du với cô lái đò (báo PNVN

số 21/93) để minh hoạ:

Hồi còn đi học ở quê với bạn thân là Nguyễn thiệp, chàng khoa sinh họ

Nguyễn đã đem lòng mến cái duyên đằm thắm của cô lái đò ngày ngày chở

hai chàng sang sông. Rồi một buổi chàng nhờ bạn chuyển cho nàng 4 câu

thơ:

Ai ơi chèo chống tôi sang

Kẻo trời trưa trật lỡ làng tôi ra

Còn nhiều qua lại lại qua

Giúp nhau cho mấy để mà…

Chàng dụng ý bỏ lửng câu cuối để thử lòng cô gái. Mấy ngày sau tín hiệu đã

được hồi âm. Nguyễn Thiệp cho bạn biết rằng cô định lấy hai chữ ‘quen

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.