tình ái được như ý. Lạc Dương: nằm bên bờ sông Lạc Hà, thuộc đồng bằng
trung tâm Trung Quốc Ba câu này đều trích từ một bài kệ Trung quán luận
của Long Thọ thiền sư. Đại ý bài kệ nói về tính không tuyệt đối của vạn vật,
không có khởi đầu cũng không có kết thúc. Hán Vũ Đế: Lưu Triệt (156 TCN
- 87 TCN), hoàng đế thứ bảy nhà Tây Hán, trị vì trong khoảng 140 TCN - 87
TCN. Là vị hoàng đế tài ba và có thời gian trị vì lâu thứ ba trong lịch sử
Trung Quốc chỉ sau Khang Hy và Càn Long thời Thanh. Dưới triều đại Vũ
Đế, uy danh nhà Tây Hán lên đến mức cực thịnh. Đông Phương Sóc (154
TCN - 93 TCN): học giả nổi tiếng thời Hán Vũ Đế, là người đa mưu túc trí,
tinh thông văn sử, nhưng cũng nổi tiếng với tính cách hài hước và tài châm
biếm. Ông được vua trọng dụng nhưng không được đề bạt và bị liệt vào
dạng lộng thần. Hôi trong Kiếp Hôi nghĩa là tro bụi. Kinh Lăng Nghiêm.
Phẩm thọ lượng thứ 31. Phù Tang: tên gọi của nước Nhật Bản thời cổ đại.
Trung Nguyên: chỉ Trung Quốc, theo quan niệm của người xưa, nền văn
minh Hoa Hạ là trung tâm của thế giới. Nguyên văn: “Ngôn hạ vong ngôn
nhất thời liễu. Mộng trung thuyết mộng lưỡng trọng hư”. Trích hai câu trong
bài Độc thiền kinh (Đọc kinh thiền) của tác giả Bạch Cư Dị. Đại ý: Lời nói
khi đã nói ra rồi thì cũng chẳng khác gì mộng trong giấc mộng, tất cả đều là
hư ảo. Nguyên văn: “…Quân tu tảo chiết, nhất chi nùng diễm, mạc đãi quá
phương phi. Tứ trương ky, uyên ương chức tựu dục song phi, khả liên vị lão
đầu tiên bạch. Xuân ba bích thảo, hiểu hàn thâm xử, tương đối dục hồng y.”
Nguyên văn: “… Ngũ trương ky, phương tâm mật dữ xảo tâm kỳ. Hợp hoan
thụ thượng chi liên lý, song đầu hoa hạ, lưỡng đồng tâm xử, nhất đối hóa
sinh nhi. Lục trương ky…” Cửu trương ky là tên một khúc từ thời Tống,
được ghi chép trong Nhạc phủ nhã từ dưới tên tác giả Vô danh thị. Cửu
trương ky là chín khung cửi, chỉ việc dệt vải. Trong tiếng Trung, ti là sợi,
đồng âm với tư là nhớ, người xưa hay dùng việc dệt vải để nói về tình cảm
yêu đương nhung nhớ. Nguyên văn: “Nhập ngã tương tư môn, tri ngã tương
tư khổ. Trường tương tư hề, trường tương ức. Đoản tương tư hề, vô cùng
tẫn.” Dựa trên bốn câu thơ trong bài Trường tương tư (Nhớ nhau đằng đẵng)
của tác giả Lương Ý Nương (Hậu Chu - Ngũ Đại). Nguyên tác: “Nhập ngã
tương tư môn, tri ngã tương tư khổ. Trường tương tư hề, trường tương tư.