Quốc, trước thời Tần đây là đất của hai nước chư hầu Thục và Ba nên còn
có tên là Ba Thục, vùng này nổi tiếng núi non hiểm trở, khó đi lại. Có nghĩa
là ếch gảy đàn. Lưu thủy: tên một khúc đàn cổ, chỗ này tác giả chơi chữ, có
thể hiểu là dòng nước cũng có thể hiểu là khúc nhạc Lưu thủy. Nguyên văn:
“Thục tăng bão lục ỷ. Tây hạ Nga Mi phong. Vị ngã nhất huy thủ. Như thính
vạn hác tùng. Khách tâm tẩy lưu thủy. Dư hưởng nhập sương chung. Bất
giác bích sơn mộ. Thu vân ám kỷ trùng.” Nguyên tác Thính Thục tăng Tuấn
đàn cầm của tác giả Lý Bạch (thời Đường). Dịch thơ Nghe nhà sư đất Thục
tên Tuấn gẩy đàn. Người dịch: Nguyễn Phước Hậu. Lý Bạch (701-762): nhà
thơ nổi tiếng thời Đường, thường được gọi là Thi tiên Bá Nha người đất
Tấn, gặp và kết bạn với Chung Tử Kỳ ở Hán Dương, cả hai đều là những
người giỏi về âm luật. Về sau, Tử Kỳ bệnh chết, Bá Nha đập đàn thề không
chơi nữa. Ở đây ý nói đến tình tri âm tri kỷ. Sử ký: Hàn Yên là cháu Cung
Cao Hầu, lúc còn nhỏ là thư đồng của Hán Vũ Đế, sau được vua sủng ái, trở
nên cực kỳ giàu có, ở Trường An dùng vàng làm đạn săn bắn, người nghèo
luôn đi sau, đánh giết lẫn nhau để nhặt vàng rơi. Ngũ Lăng: vùng đất phía
Tây kinh thành Trường An thời Hán, Đường, nay là thành phố Tây An phía
bắc tỉnh Thiểm Tây. Ở đó có lăng mộ năm vua Hán, về sau tập trung nhiều
quan lại quý tộc. “Ngũ lăng niên thiếu” chỉ con nhà giàu sang quyền quý.
Theo Sử ký thì Đặng Thông là bầy tôi yêu quý của Hán Văn Đế, có lần bị
thầy bói bảo sau này chết đói, vua nghe được bèn ban cho núi Thục, cho
phép tự đúc tiền tiêu, gọi là tiền Đặng Thông. Bang hội buôn muối Giang
Nam. Trại buôn ngựa miền Bắc. Vua trên vùng biển phía nam. Đường Môn:
Thường xuất hiện trong tiểu thuyết võ hiệp như một môn phái chuyên dùng
độc ở Tứ Xuyên. Nguyên văn: “Lai thị không ngôn khứ tuyệt tung. Cánh
cách Bồng Sơn nhất vạn trùng.” Trích câu đầu và câu cuối của bài Vô đề tứ
thủ kỳ 1( Bài đầu trong bốn bài thơ không đề) của tác giả Lý Thương Ẩn
(thời Đường). Đại ý: Bài thơ nói về một mối quan hệ tình cảm (không nhất
thiết là tình yêu nam nữ) xa cách và nỗi lòng của người bị bỏ lại không biết
cách nào tìm kiếm cố tri. Ở đây Vi Trường Ca có ý so sánh với câu chuyện
gặp gỡ của Hoa Hòa Thượng với người phụ nữ lạ. Giờ Ngọ: từ khoảng 11
giờ trưa đến 1 giờ chiều, chính ngọ là lúc giữa trưa. Hán Dương: thuộc tỉnh