cũng cho thấy đất đai đã được sử dụng một cách hiệu quả và đem lại lợi ích
cho con người.
Tuy vậy, trong tôi vẫn còn mối hoài nghi về sự đổi thay ấy. Liệu có
phải là điều đáng vui mừng hay không khi mà biển ngày càng bị con người
đẩy lùi ra xa, khi mà những rặng cây ven bờ đã bị đốn bỏ để thay vào đó là
con đường bê tông khô khốc? Dù cho tôi không thể chối bỏ được sự thật ấy
nhưng trong sâu thẳm lòng mình, xưởng đóng và sửa chữa tàu thuyền của
ông Muncey vẫn luôn tồn tại, là hiện thân của một nơi làm việc kiểu mẫu,
lý tưởng nhất mà tôi từng được biết đến trong đời. Môi trường làm việc ở
đó khá tự do và thoải mái. Những người thợ biết mình cần phải làm gì và
họ làm việc hăng say mà không cần đến sự giám sát của ông chủ.
Ở đó không có đồng hồ. Tôi đoán rằng nếu ông Muncey đặt một chiếc
đồng hồ trong xưởng thì có lẽ chú Simmy đã thụi cho nó một phát rồi, và
chú Oscar có thể sẽ thu dọn đồ đạc và đi đến một xưởng khác. Những
người thợ ấy không bao giờ có thể chịu đựng được những văn phòng làm
việc bít bùng. Họ làm việc trong một môi trường mở, dưới bầu trời, và họ
hoàn toàn có thể nhìn rõ những con thuyền chạy qua lạch nước mặn kề bên.
Chú Simmy, chú Oscar và ông Muncey già nua, họ không kiếm được
nhiều tiền hay để lại những bất động sản có giá trị, nhưng họ đã để lại một
trong những món quà quý báu nhất của cuộc sống - những chiếc tàu. Tôi
thật sự tin là như vậy. Họ cũng đã ban tặng cho những người như tôi một
vùng ký ức đẹp đẽ. Để hôm nay, khi đứng giữa con đường rải nhựa - nơi
từng là vị trí của một xưởng đóng tàu nhộn nhịp - tôi lại thấy da diết nhớ về
những ngày xa xưa. Đó là một buổi trưa tháng Tám, tôi đã đánh mất cái
bánh lái của mình, và rồi một người thợ tuyệt vời đã mang nó trở lại cho
tôi, và suốt từ đó, tôi cố gắng hết sức để không làm mất nó một lần nữa.