chính mỏng manh, bốc luôn cái sào căng buồm bằng gỗ nặng lên và ném
vật đó qua khoang thuyền với một sức mạnh khủng khiếp.
Nó đâm sầm vào dây neo cột buồm bằng thép không gỉ, làm tung cái
chốt ra ngoài khoang thuyền và đập vào cột buồm. Nếu khi ấy tôi đứng bên
cạnh cái sào căng buồm thì chắc chắn đầu tôi đã nhanh chóng bị phạt lìa
khỏi cổ! Có thể cơn gió đã đổi chiều thật nhẹ, hoặc là cơn sóng đã đưa
thuyền đi quá trớn về hướng Đông Bắc.
Cũng có thể, vì đã không tập trung chú ý mà tôi đã lái con thuyền ra
quá xa cơn gió. Nhưng có nói thế nào đi nữa thì tôi cũng đã phạm phải một
sai lầm mà bất cứ thủy thủ nào cũng lo sợ, đó là đổi lái nhầm. Khi người
thủy thủ đổi đường chạy, mũi thuyền cắt ngang cơn gió, đó là khoảnh khắc
thật nguy hiểm, dù chỉ trong chốc lát. Anh ta cần có đà để giữ cho thân
thuyền tiếp tục chuyển động trong khi buồm đói gió.
Sau đó, khéo léo chuyển hướng, mũi thuyền lại cắt ngang cơn gió,
nhưng không có tử điểm nào cả, cũng không có nguy hiểm gì. Tuy nhiên,
chỉ cần sai một ly là đi một dặm, chỉ cần nhầm hướng một chút, và cơn gió
tập trung lại trong cánh buồm, đập nó từ bên này sang bên kia khoang
thuyền với một sức mạnh khủng khiếp là đủ đưa thuyền vào chỗ chết. Khi
nương theo cơn gió, một người thủy thủ tài năng phải biết chính xác mình
nên rẽ thuyền vào lúc nào và làm như thế nào.
Đầu tiên anh ta xoay buồm càng đúng hướng gió càng tốt, như thế nó
sẽ không lượn vòng quá xa, và sau đó anh ta để dây kéo buồm chính trượt
nhanh trên mặt bên kia khi sào căng buồm quét dọc khoang thuyền. Ngay
cả như vậy mà vẫn có những khi - nhất là trong gió mạnh - người thủy thủ
giàu kinh nghiệm nhất cũng sẽ phải quyết định đi vòng, quay một góc
350O và làm cho mũi thuyền cắt ngang cơn gió hơn là quay 10O và đổi lái
nhầm.