Hai ngọn núi Long Ẩn (lấy đá) và Bình Điện (có ngôi Bửu Phong cổ tự) tại
xã Bửu Long (Đức Tu) kết hợp cùng các gò nổng uốn quanh, lồi lên lõm
xuống, chạy qua các xã Tân Ba, An Thành, Tân Hiệp, Bình Trị, Hoá An,
Võ Sa và ngọn núi Chiêu Thái (Châu Thới, có giả thuyết cho Châu Thới là
trái châu?), vì có Long mạch nên thầy địa lý Tàu mới chôn Chú Hỏa tên
thiệt là Hui Bon Hỏa. Ở đó, giốc Chú Hỏa xưa làm ngoại cảnh quay cuốn
phim "Con Ma Nhà Họ Hứa", có phải nhờ đó mà con cháu một người bán
ve chai sau trở nên đại kỹ nghệ gia bên Pháp ? ) ; gân đất cấu thành các bộ
phận một con rồng khổng lồ, nằm vắt ngang dưới lưu vực sông Phước
Long (ấp Tân Lại xã Tân Thành). Núi Long Ẩn là đầu, chuỗi gò nổng nối
dài kể trên là mình rồng lượn khúc, núi Châu Thới phía nam là đuôi vảnh
lên cao. Núi Bình Điện là trái ngọc châu.
Tư thế rồng nằm quay đầu về hướng bắc, ngậm trái châu Bình Điện.
Rồng đây là rồng quý, phần đầu là một vị trí tôn nghiêm, được quí trọng
xem như bảo vật, xưa được lấy làm hậu bình cho Văn miếu tại thôn Tân
Lại, thờ đức Khổng Phu Tử và các Á thánh Văn thần, điạ danh Bửu Long
xuất phát trong khung cảnh nầy.
Biên Hoà xuất xứ từ cốt rồng nằm. Một số địa phương được mang tên với
phụ danh "Long" như: Phước Long, Long Phước, Long Khánh, Long An,
Long Tân, Bình Long, Long Hưng, Long Bình Tân, Long Bình (sau làm
căn cứ quân đội Mỹ trấn đóng). Một tên lạ địa phương hay gọi là Cây Đào
để chỉ Tân Uyên mà tôi chưa tìm ra xuất xứ.
Vốn đất rồng và có người tin rồng lấy nước, nên Biên Hoà, cùng nhằm năm
rồng giậy (Bính Thìn 1916 và Nhâm Thìn 1952) đã hai lần hứng chịu nạn
lụt to, bão lớn.
Rồng là thú của thần thoại, loại rắn khổng lồ, mình có 4 chân, lưng đuôi
viền kỳ, miệng rộng, mũi to, râu cọng dài, đầu hai sừng, sống dưới nước,
trong biển sâu.
Rồng ở trên trời cao, lấy nước biển làm mưa cho thế nhân hưởng, ám chỉ
nơi tôn nghiêm, tinh khiết, chỗ an vị của đức Văn Thù Bồ Tát, được gọi là
Long Nhiểu. Việt tộc chúng ta rất hãnh diện dưới nguồn gốc con Rồng cháu