Tiên.
Lân:
Đệ nhị linh là lân, thú cùng loại sư tử, hình thù cổ quái bởi sừng đuôi trâu,
chân ngựa, nhưng tính tình rất hiền, không ăn sinh vật, khi xuất hiện, báo
điềm lành.
Cuộc đất ấp Lân Thành thuộc xã Bình Trước (tỉnh lỵ) nhưng ở vào vị trí
của đồng quê. Tương truyền địa danh Tân Thành do thế đất nên được mệnh
danh Lân Thành, do lân mà thành.
Để tìm hình thế, nhà địa lý nhận thấy con lân nằm mọp trong phần đất của
ấp, đầu là Núi Đất, quay về hướng bắc, lưng trải ra làm trung tâm ấp, vùng
ở dưới thấp là mình oằn xuống, Gò Me cạnh sông Sa Hà (Rạch Cát) là chóp
đuôi vảnh lên ở hướng nam. Núi Đất ở sau câu lạc bộ hồ tắm Biên Hoà, nay
đã bị san bằng, nhưng vẫn giữ được danh xưng. Núi Đất đặt cho một ấp
hành chánh có đền thờ dũng tướng kháng Pháp Trương Công Định.
Giữa thân con Lân, dựng đền thờ Thần hoàng bổn xứ và chùa Thiên Long,
đặc biệt, có hai ngôi mộ của cố Hồ Văn Rạng là nội tổ và cố Trần Thị, là bà
dì của Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu, vợ vua Minh Mạng.
Cũng từ gốc Kỳ lân, thú lành, mà Biên trấn, đã phát xuất tục múa lân nhân
dịp Tết Nguyên đán và Tết Nhi đồng Trung Thu, chủ xướng bởi nhóm quan
binh Tàu di cư đến lập ấp, vào khoảng năm 1700.
Về sau, hai nhóm lân vũ thành lập tại Bình Trị Hóa An và Bửu long, để
hiện gìờ, được tiếp nối, do hội Tân Bình Đường và xóm đình Tân Lân và
chùa Một Cột, Phật bốn tay (đền Tân Lân thờ đức Trần Thượng Xuyên gốc
Hoa có công lớn di dân lập ấp, phát triển Biên Hoà, sinh tiền ông rất ghét
màu đỏ nên xe đò Liên Hiệp muốn tránh tai họa phải sơn màu xanh).
Lân nhi là quí tướng, nên có câu: "Kỳ lân xuất hiện, thánh nhân ra đời", câu
này ứng với đức Khổng Tử, khi bà Nhan Thị thấy con Kỳ lân hiện ra nhả tờ
ngọc thơ có đề: Thủy tinh chi tử, kế suy Châu vị Tố vương, bà vội lấy dây
lụa buộc vào sừng, Kỳ lân biến mất, bà mang thai, sau sanh Khổng Châu tự
Trọng Ni, thành bậc thánh triết Á đông, được nhân dân ta suy tôn là "Vạn
thế sư biểu".
Qui: