BIÊN HÙNG LIỆT SỬ - Trang 159

miền Bắc, ta có thể ước đoán là chỉ một số ít người được biết rõ về Trần
Văn Giàu. Vì vậy nên người viết bài thấy cần phải nhắc đến thân thế và sự
nghiệp của Giàu để chúng ta có thể xét nghiệm tài ba và nhân cách của
người được Đảng đề cao là “nhà giáo nhân dân”.
Trần Văn Giàu thuộc một gia đình trung lưu, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1911
ở xã An Lạc Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An. Tân An tức Long An
ngày nay là một tỉnh nhỏ trong Nam, ở ven biên Đồng Tháp Mười. Gia
đình Trần Văn Giàu có nhiều người tham gia chống Pháp trong phong trào
Khởi nghĩa Thủ Khoa Huân. Lúc nhỏ, Trần Văn Giàu theo học trường tiểu
học Tầm Vu. Năm 1925, lúc được 15 tuổi thì Giàu theo học trường trung
học Chasseloup Laubat. Đây là thời khoảng ông Nguyễn An Ninh trở về
miền Nam sau thời gian du học ở Pháp. Nguyễn An Ninh đã tổ chức nhiều
cuộc diễn thuyết ở Sài Gòn, phát hành báo La Cloche Félée (Chuông Rè),
vận động thanh niên nên thức tỉnh trước tình hình đất nước, tập hợp những
người yêu nước ở cả thành thị và nông thôn vào một mạng lưới cốt cán,
chuẩn bị thành lập “ Đảng Thanh Niên Cao Vọng”. Trường Chasseloup
Laubat, tuy là một trung học cho phần đông con nhà giàu nhưng những vận
động sôi nổi của Nguyễn An Ninh cũng đã làm thức tĩnh tâm trạng yêu
nước của nhiều học sinh trẻ. Những sinh viên đầy nhiệt huyết này đã bí mật
tập hợp thành đảng “Jeune Annam” và tên tuổi họ về sau đã thấy gắn liền
với các phong trào cách mạng ở miền Nam: Tạ Thu Thâu, Trịnh Hưng
Ngẫu, Nguyễn Văn Số, Bùi Công Trừng, Hà Huy Giáp, Nguyễn Khánh
Toàn, Trần Ngọc Danh...v..vv. Nguyễn An Ninh vào thời buổi đó dự định tổ
chức một cuộc diễn thuyết lớn ở Vườn Xoài, Sài Gòn nhưng việc không
thành vì thực dân ra tay bắt Ninh một ngày trước buổi ra mắt. Cũng vào
thời gian đó, Bùi Quang Chiêu trong đảng Lập Hiến từ Pháp trở về lại Việt
Nam. Thực dân Pháp đã đe dọa hành hung phản đối Bùi Quang Chiêu về
việc ông chủ trương tranh đấu cho Việt Nam được độc lập trong một thể
chế Lập Hiến. Nhóm Jeune Annam do Tạ Thu Thâu cầm đầu đã tổ chức
đón Bùi Quang Chiêu ở bến tàu Nhà Rồng để bảo vệ Chiêu. Nhân dịp đón
rước này, nhóm Jeune Annam cùng dân chúng tham dự cuộc đón rước cũng
đã hô hào yêu cầu thực dân Pháp phải thả Nguyễn An Ninh. Trong cuộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.