Nơi mà đồng bào tản cư năm 1945, đã lưu nhiều kỷ niệm, người Pháp đặt là
chiến khu Đ.
Vùng đất thiêng nầy đã phát xuất nhiều huyền thoại. Tương truyền đây
nguyên là một Phượng Trì (xã Chánh Hưng), vì vùng ao to rộng nầy, xưa
có chim phượng tới tắm nước, rỉa lông (Phượng hoàng ẩm thủy). Do đó
nhân dân địa phương đặt là Bàu Phụng (chớ không phải là bà Phụng).
Năm Bính Dần 1806, vua Gia Long và Thuận Thiên Hoàng Hậu tuyển con
gái các quan đại thần trong triều để nạp làm phi cho Thái tử Đảm, tức là
vua Minh Mạng sau này. Con gái của Phúc Quốc Công Hồ Văn Bôi, quê ở
làng Bình An, tỉnh Biên Hoà, sinh năm Tân Hợi 1791, cùng tuổi với Thái
tử Đảm, tên húy là Hồ Thị Hoa trúng tuyển vào cung, sau chính là Tá Thiên
Nhân Hoàng Hậu, là người đoan trinh, hiền thục. Vua Gia Long cho là chữ
"Hoa" như tên của bà chiết tự ra có nghĩa là "một chút hương thơm" thì e
không tốt cho vận số, chi bằng đổi chữ "Hoa" thành chữ "Thực", có nghĩa
là "quả" hay " quả phúc" thì tốt hơn. Sau sanh Nguyễn Phúc Tuyền Minh
Tông thành vua Thiệu Trị. Bởi cung cách và phẩm hạnh của bà, vua Gia
Long cấm gọi phạm húy tên bà, nên người trong Nam mới gọi là "bông",
như bông sen thay vì hoa sen.
Biên Hoà có sông, có núi, nước không cần sâu nhưng cần có rồng, thì hóa
linh; núi không cần cao, nhưng có tiên, nên thành thiêng, hồn thiêng sông
núi hun đúc nhiều nhân tài, chí sĩ yêu nước.
Đất Biên Hoà có Long mạch, nên phát sinh khí thế hồn thiêng. Một cuộc
đất, nói theo phong thủy địa lý, có tiên thánh (núi Tiên Cước phía nam
Long Thành) mà còn Long Lân Qui Phụng họp thành bộ "TứLinh", nên
được linh thiêng, danh bia thanh sử.