báo. Tưởng cũng nên kể thêm đến một giai thoại tiếu lâm được Đỗ Thái
Nhiên ghi lại, khi bị nhốt ở phòng giam tập thể thuộc trại giam số 4 Phan
Đăng Lưu: Một hôm, cả phòng đang giờ nghỉ, Lý Hùng, một người tù Việt
gốc Hoa, cất cao tiếng, hỏi Hồ Hữu Tường đang nằm ở cuối phòng:
-Bác Tường ơi ! Thời Tây, thời Ngô Đình Diệm và cả thời nầy nữa, thời
nào Bác cũng ở tù. Bác có hiểu tại sao Bác cứ ở tù hoài hoài vậy không ?
Hồ Hữu Tường nhìn Lý Hùng vừa cười vừa hỏi dò chừng:
-Mày trả lời giùm tao đi, tại sao ?
Lý Hùng nhanh nhẩu trả lời:
-Dễ quá mà ! Tên Bác là “ Hữu Tường” nên Bác phải “hưởng tù” dài dài !
Hồ Hữu Tường, mắt nhìn xa xăm trông thật buồn, nói nhỏ giọng:
-Có thể thằng nầy nói đúng !
Năm 1999, nhà văn đã quá cố, Như Phong Lê Văn Tiến có nhờ tác giả viết
bài về Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ cho Đài Á Châu Tự Do phát thanh về Việt
Nam. Khoảng hai tháng sau, tác giả tình cờ nhận được một thơ gởi từ Việt
Nam, nhờ Đài VOA tìm chuyển đến tác giả. Trong các cuộc trao đổi thơ tín
về sau, người gởi ( tác giả xin miễn đề cập đến tên, nơi sinh sống hiện
nay...) cho biết anh là đồ đệ và bạn tù của Hồ Hữu Tường ở trại giam Hàm
Tân. H.H. Tường lúc ấy sức khỏe rất suy giảm, đã nhờ anh nếu ra khỏi tù,
hãy tìm tác giả để nhắn những chuyện phải làm nếu H.H. Tường qua đời.
Vì vậy nên tác giả còn mang nhiều nợ với ông Tường !
Chánh quyền Cộng sản đã bắt H.H. Tường vào năm 1977. Sau bao nhiêu
năm bị giam cầm ở Sài Gòn, các bạn tù đều cho biết là sức khỏe H.H.
Tường khá tốt. Lúc nào ông cũng ngậm một lát gừng tươi trong miệng. Có
thể việc ngậm gừng này là việc áp dụng những bàn cãi giữa ông Tường và
tác giả. Tác giả có cho ông Tường biết về việc các đồng nghiệp quân y sĩ
Pháp của tác giả đã báo cáo trong một hồ sơ ở Trường Quân Y Hải Quân
Bordeaux: những tù binh Pháp bị bắt sau trận Điện Biên Phủ được sống sót
trở về, phần đông là những người thích tìm ớt rừng để ăn hoặc hay ăn gừng
để chống lạnh và sốt rét. Tác giả và các bạn đồng nghiệp cho rằng các tù
nhân đã sống nhờ sinh tố A (màu đỏ của ớt). Ông Tường góp ý là nên thử
nghiên cứu kỹ thêm, vì các thức ăn có chất cay, nhất là thảo mộc, ngoài