báo được nhiều độc giả trí thức ưa chuộng nhưng không sống lâu dài khi
làng báo, vào lúc đó đang gặp phải khủng hoảng vì việc đầu cơ giấy.
Sau khi Hòa Đồng đình bản, H.H. Tường đã được Chu Tử mời viết trên
Sống, quyển tiểu thuyết thời đại “ Người Mỹ Ưu Tư ”. Vì sách không được
giấy phép in ở Việt Nam nên ông Tường đã đem qua Pháp xuất bản dưới
hình thức loại sách quý, viết tay, chỉ dành cho một số thân hữu. Tác giả và
các bạn đã có lúc dùng văn bản Người Mỹ Ưu Tư là một tác phẩm có tánh
cách thời sự quốc tế, để vận động cho Hồ Hữu Tường tham dự giải văn
chương Nobel nhưng không có được kết quả.
Sự hợp tác với Sống của Chu Tử lại có tác dụng giúp ông Tường, năm
1967, làm dân biểu Hạ Viện. Đây cũng là giai đoạn ông được nhiều nhà báo
mở rộng cửa mời ông viết bài như Tiếng Nói Dân Tộc, Quyết Tiến, Đuốc
Nhà Nam, Tin Sáng, Saigòn Mới, Điện Tín v.v...
*
Vợ chồng tác giả bài nầy đã từng khâm phục ông Hồ Hữu Tường, từ khi
biết được ông năm 1951, khi còn là sinh viên ở Pháp. Khi trở về nước, cũng
thường được gặp ông, nhất là giai đoạn ông cho ra tuần báo Hòa Đồng. Khi
ông Tường ra làm dân biểu Quốc hội, ông thường ghé nhà chúng tôi trong
cư xá Hải Quân, đường Chu Mạnh Trinh. Lúc đó ông lại bắt đầu mặc áo cà
sa màu nâu, cổ mang chuỗi nhà Phật. Gia đình chúng tôi vốn rất phục ông
vì tài viết văn : ngồi viết sau một buổi ăn, chỉ độ một giờ là xong một bài
cho Hòa Đồng chẳng hạn, sửa chữa lại rất ít là có thể đưa đi in. Tiếc tài của
ông vì nhiều khi bị dư luận công kích vô lối, chúng tôi thường năn nỉ ông,
xin mỗi ngày ông đến với gia đình chúng tôi để ngồi viết hồi ký chánh trị
của ông, truyền lại cho hậu thế. Lúc tôi có được dịp tham gia chánh phủ, tôi
có cho ông biết, tôi muốn mời ông giữ một chức như công cán ủy viên ở bộ
Xã Hội, để ông có lương hằng tháng. Ông sẽ khỏi cần làm một việc gì trong
bộ tham mưu, ông chỉ ngồi nhà viết hồi ký.
Ông Tường cười, phô cái hàm răng đặc biệt của ông và nói: “ Tôi có cái tật
ngồi yên một chỗ không được, phải luôn luôn tìm cơ hội hoạt động. Anh