mới là người phải ngồi viết truyện về thập niên 1940 như tôi đã bảo với
anh ”.
Ông muốn nhắc đến việc lần đầu gặp ông ở Paris. Nhân dịp nghỉ lễ Giáng
Sinh, tôi từ Bordeaux lên Paris. Tiền túi ít nên trưa thường đi theo các bạn
thổ công ở Paris, mua giùm phiếu để được vào “ăn lậu” ở các quán ăn sinh
viên. Một hôm ở quán Parc Montsouris, trong khi xếp hàng, thấy một “sinh
viên” Á Đông lớn tuổi, miệng có hàm răng cửa rất lớn, đang cười, nói tiếng
Việt, nhờ một sinh viên đứng sau, dùng hai tay đấm thùm thụp vào lưng
cho đỡ lạnh. Anh bạn đưa tôi đi ăn cho biết : “ Ông đó là Hồ Hữu Tường.
Hôm nay chắc ổng cũng tìm được thẻ để đi ăn lậu như anh”.
Lúc đó, tôi đã biết danh Hồ Hữu Tường, nhưng không được biết là trong
thời gian ở Côn Đảo, sau ba năm suy gẫm, ông đã tuyên bố ly khai với chủ
nghĩa Các Mác. Tôi đã bắt chuyện với ông trong buổi ăn, thuật những
chuyện Cộng sản Đệ tam đã thủ tiêu các nhà ái quốc và nhóm Tranh Đấu
thuộc Đệ tứ, khi mở đầu giai đoạn kháng chiến ở Nam Bộ. Ông Tường rất
chú ý và rủ tôi ra một quán cà phê Dupont để tiếp nối câu chuyện. Khi tôi
kể đến việc đấu khẩu giữa Dương Bạch Mai và Phan Văn Hùm, buổi chiều
trước đêm Mai ra lịnh thủ tiêu ông Hùm và các chiến sĩ Đệ Tứ, ông Tường
đã tỏ ra bị xúc động mạnh. Ông nói với tôi: “ Anh có bổn phận phải viết lại
giai đoạn này”.
Cho đến nay tôi chưa hoàn tất việc viết sách vì không có được cái tài viết
nhanh như Hồ Hữu Tường. Ông Tường là người gắn bó với nghề viết báo.
Ông là người có nhiều ý kiến đi trước thời cuộc và muốn phổ biến các tư
tưởng của ông. Có lẽ vì ông có thêm thiên phú về Toán học, nên ông
thường dự tính được nước cờ trước nhiều người khác. Từ khi khởi đầu viết
báo bí mật thời thực dân Pháp đến các giai đoạn viết báo công khai, ông lúc
nào cũng say mê với các cải biến kỷ thuật làm báo và tìm cách hướng dẫn
việc viết báo trong thời kỳ ở trong xứ chưa có trường dạy về môn này.
Rất tiếc là sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, Hồ Hữu Tường đã phải gánh
chịu cái oan nghiệp mà đảng Cộng sản Việt Nam đã áp đặt lên đầu dân
chúng miền Nam. Ngoài cái cộng nghiệp mà các giới miền Nam phải
đương đầu, H.H. Tường có lẽ còn có cái thêm cái biệt nghiệp: nghiệp làm