thoái hóa, tham nhũng của cán bộ Cộng sản sau 1975 hay vì ông đã nhận
thức được các sai trái của đường lối chủ nghĩa Cộng sản của Stalin khiến
làm sụp đổ các nước Xã hội chủ nghĩa ở Trung Âu, nên ông đã ân hận và
treo cổ tự tử ! Trước khi tự kết liễu đời mình, ông đã nhờ Đại tá hồi hưu
Xuân Diệu ( không phải thi sĩ Xuân Diệu) nhắn giùm ông trước Đại hội
Đảng Q3, Thành phố Hồ Chí Minh:
“ Dốt mà lãnh đạo nên làm Dại,
Dại mà muốn thành tích nên báo cáo Dối,
Dốt, Dại, Dối,
Đó là ba điều làm cho các nước Xã hội Chủ nghĩa sụp đổ, làm cho nước ta
đi từ sai lầm nầy đến sai lầm khác”
(Trích thư của đảng viên kỳ cựu La Văn Lâm, tức cựu trùm Công an La
Văn Liếm gởi Tổng Bí thư Đỗ Mười ngày 30-4-1994)
Tướng Trần Văn Trà, tướng trách nhiệm quân sự miền Nam, đã viết Hồi ký
gián tiếp “chỉnh” các khoe khoang của Văn Tiến Dũng trong quyển : “Đại
thắng Mùa Xuân”. Hồi ký của Tướng Trà vừa mới xuất bản lại có lịnh phải
tịch thâu ngay. Trần Văn Trà sau đó có một lúc liên hệ với Câu lạc bộ
Kháng chiến Miền Nam và đã được mời ra Bắc ở cho đến khi chết. Trần
Văn Trà đã viết về Huỳnh Tấn Phát: “Có một điều cần nói. Anh Phát không
thuộc một gia đình “trơn tru”, anh vẫn có tâm tư riêng”.
Trần Bạch Đằng, người Cộng sản kỳ cựu ở miền Nam từ 1945 đến 1975, có
viết về Huỳnh Tấn Phát: “Anh không cầm súng, chưa bao giờ là chỉ huy
quân sự, song lại cáng đáng một trận địa mà có lẽ không dễ có người thay:
huy động lực lượng trí thức vào hàng ngũ đấu tranh...Càng biết nhiều khía
cạnh riêng của anh Phát càng khâm phục anh, những mất mát của anh về
những người thân (cha, chú, cô) là quá lớn...”
Được Trần Văn Giàu kết nạp vào Đảng Cộng sản từ ngày 5-3-1945, Huỳnh
Tấn Phát đã được bố trí tiếp tục hoạt động cho đảng Dân Chủ ở miền Nam.
Để chiêu dụ những nhân sĩ và trí thức miền Nam tham gia tranh đấu,
Huỳnh Tấn Phát đã cổ võ cho một chiêu bài hòa hợp, một thái độ cách
mạng kiểu đảng Dân Chủ. Khi Hà Nội chủ trương vội vã thống nhất sau
ngày 30-4-1975, giải tán Chánh phủ Lâm thời Cộng Hòa miền Nam, lừa gạt