BIÊN HÙNG LIỆT SỬ - Trang 210

Thái Thuỵ Vy

Biên Hùng Liệt Sử

Trần Nguơn Phiêu

Những Bài Viết của Thân Hữu

Trần Nguơn Phiêu

Mùa Vu Lan Nhớ Ngoại

Triệu mồ côi mẹ rất sớm, khi chưa tròn năm tuổi. Mẹ Triệu vốn thuộc một
gia đình công chức khá giả, lớn lên ở Sài Gòn nhưng sau khi có chồng thì
về làm dâu ở Mỹ Long, một làng nhỏ thuộc quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc,
ven biên Đồng Tháp Mười. Nơi đây là một nơi thực sự quê mùa, xa thành
phố Sa Đéc cách hai nhánh sông lớn Hậu Giang. Từ Sài Gòn xuống, đường
bộ không đi ngang qua làng. Thuở đó con đường từ An Hữu, sau khi qua
bến Bắc Mỹ Thuận, đi đến quận Hồng Ngự chưa được xây cất như trong
thời Đệ nhất Cộng Hòa. Dân trong làng nếu không có dịp ra tỉnh thì chưa
biết được hình dáng một chiếc xe hơi ra làm sao!
Ông nội Triệu là một nhà nho, quê ở Hà Tỉnh vào Nam để theo ông Bác của
Triệu bị Pháp xử lưu đày ở Nha Mân (Sa Đéc) vì tham gia hoạt động trong
phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Nhiều nhà cách mạng khác cũng bị
Pháp chỉ định cư trú như cụ Vũ Hoành ở Sa Đéc, cụ Dương Bá Trạc ở An
Giang, cụ Phan Tây Hồ ở Định Tường ...Từ Hà Tỉnh, ông nội Triệu đã đi
bộ vào Nam tìm người anh cả. Cuộc hành trình này là một giai thoại được
con cháu thường nhắc nhở trong gia đình. Ông nội Triệu đã lãnh trách
nhiệm dạy học ở làng và đã lập nghiệp ở đây, vừa làm vườn vừa làm ruộng.
Cả làng đều gọi ông là Ông Giáo.
Cha Triệu là một tư chức làm việc với Pháp có được cơ hội giúp việc khi
Pháp thành lập các khách sạn lớn như Continental, Majectic ở Sài Gòn,
Langbiang Palace, Hôtel du Parc ở Đà Lạt. Lúc Triệu ra đời thì cha Triệu
đã trở thành chuyên viên nên được chỉ định phụ trách các khách sạn ở
Siemréap, Đế Thiên Đế Thích và nhà hàng Bokor ở Campuchia. Mẹ Triệu
vì có hai con còn nhỏ nên chưa theo chồng được, phải về quê làm dâu. Từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.