BIÊN HÙNG LIỆT SỬ - Trang 219

Đến đất Mỹ, sau mười tám tháng làm lao công ở Bịnh viện Tâm trí ở
Austin, thủ đô Texas, vừa đi làm vừa tự học, nhờ ân đức tổ tiên ông bà để
lại, Triệu may mắn thi đậu lấy lại được bằng hành nghề y sĩ. Cuộc sống trở
lại bình thường như lúc hành nghề ở Việt Nam ngày trước. Thực ra nếu so
sánh với điều kiện hành nghề tư trong 15 năm ở khu xóm lao động Thủ
Thiêm bên kia bờ sông Sài Gòn, một khu phố nhỏ không có đèn điện,
không có nước máy thì các tiện nghi hưởng được ở Mỹ hơn trước cả trăm
lần. Tuy nhiên, tuy việc hành nghề ở Mỹ với những dụng cụ tối tân, y dược
hữu hiệu đã đem lại nhiều thích thú chuyên môn nghề nghiệp nhưng không
thể so sánh với sự mãn nguyện tinh thần khi còn làm việc trong hoàn cảnh
thiếu thốn ở quốc nội. Mặc dầu biết mình không tài giỏi trong y nghiệp
nhưng Triệu cũng cảm thấy mãn nguyện đã cứu giúp được cho bao nhiêu
trẻ em gia đình lao động. Cha mẹ các em không được hướng dẫn y khoa
thường thức, nên khi các trẻ con bị chứng tiêu chảy lại sợ không cho uống
thêm nước. Bao nhiêu trẻ trước kia đã không được cứu sống vì trạng thái
mất nước trầm trọng khi bị chứng tiêu chảy trong đêm. Cha mẹ không biết
cho các em uống để cầm cự cho đến sáng trong khi không thể đem đến bịnh
viện được trong giờ giới nghiêm, ghe đò bị cấm đoán không được vượt qua
sông Sài Gòn. Những lúc may vá các thương tích cho bịnh nhân dưới ánh
đèn dầu “manchon” nóng bức lại đem lại nhiều mãn nguyện nghề nghiệp
hơn là những khi giải phẫu trong phòng mổ tối tân ở Mỹ có điều hòa không
khí vì trong lòng, Triệu vẫn áy náy lo sợ có thể bị thưa kiện sau này...
Triệu đã chọn một thị trấn nhỏ, có một bịnh viện 40 giường để hành nghề.
Làm việc ở một làng quê ở Mỹ kể ra cũng có nhiều tiện lợi, ít di chuyển
nên tránh được nhiều phiền toái và tai nạn, mọi người đều biết nhau nên
tình người vẫn thấy còn được duy trì...Đã từng được dạy dỗ trong tinh thần
“ tri túc ”, nếu “ biết đủ là đủ rồi” nên Triệu thích nghi dễ dàng với cuộc
sống ở một thị trấn thôn dã.
Trong các bịnh nhân của Triệu có một em bé da đen, lễ phép, rất dễ thương,
thường được bà ngoại đem đến phòng mạch chữa trị. Vì được hưởng chế độ
xã hội “ Medicaid”, khám bịnh miễn phí nên em bé thường đến phòng
mạch. Bà ngoại của em bé là một người đàn bà cao niên, ăn nói lễ độ,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.