BIÊN HÙNG LIỆT SỬ - Trang 37

Bình Nguyên Lộc ở vào một số ít những nhà văn thuần chất Nam bộ, lại có
vốn kiến thức sâu rộng, thử tài ở nhiều lảnh vực, không chỉ là sáng tác văn
chương.
Bình Nguyên Lộc có công chú giải nhiều tác phẩm văn chương cổ điển Việt
Nam như: Văn Chiêu Hồn, Tiếc thay duyên Tấn, phận Tần (Nguyễn Du),
Tự Tình Khúc (Cao Bá Nhạ), Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận)...trên
các tạp chí như Văn, Bách Khoa, Hương Quê... Ông đã để lại hơn 100 tác
phẩm trong đó có "Đò dọc" (59), "Gieo gió gặt bão" (59), "Ký thác" (60),
"Ái ân thâu ngắn cho dài tiếc thương", "Bóng ai qua ngoài song cửa" (63),
"Mối tình cuối cùng" (63), "Đừng hỏi tại sao" (65), "Mưa thu nhớ tầm (65),
"Tình đất" (66), "Những bước lang thang trên hè phố gã Bình Nguyên Lộc"
(66),"Một nàng hai chàng" (67), "Quán tai heo" (67), "Thầm lặng" (67),
"Trăm nhớ ngàn thương"(67), "Uống lộn thuốc tiên" (67), "Đèn Cần giờ"
(68), "Viễn phương" (68), "Diễm Phượng", "Sau đêm bố ráp" (68), "Cuốn
rún chưa lìa" (69), "Khi Từ thức về trần" (69), "Nhìn xuân người khác"
(69), "Rừng mắm" trong Tuyển tập “Ký thác “, "Câu dầm", "Bàn tay năm
ngón" trong tuyển tập "Nhốt gió", "Nửa đêm Trảng Sụp", "Hoa hậu Bồ
Đào", "Tuyển tập truyện ngắn Tâm trạng hồng" vv... cả các tác phẩm viết
về ngữ học mang tên "Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam" (71), "Lột
trần Việt Ngữ" (73), còn lại một số đã thất lạc trong hơn 500 truyện ngắn
của ông, trong đó có tác phẩm "Hương gió Đồng Nai" và truyện dài "Lịch
sử Phù Sa" mỗi cuốn dày hơn 1000 trang mà ông mất hơn 20 năm để viết
đã bị thất lạc.
Với "Rừng mắm", ông phải mời Sơn Nam về tận quê hương Tân Uyên của
ông rồi đề nghị người miền Tây chính gốc kể về quá trình sinh thành phù
sa. Tiếp giáp với cửa bể là rừng mắm, đàng sau mắm là rừng tràm. Chỉ có
mắm mới trụ lại giữa biển phù sa mênh mông và nhường chổ lại cho tràm
khi đất đã đông lại. Sau tràm là bao loại cây trái khác. Cây mắm sinh thành
và chết đi nhưng cái chết đó thật ý nghĩa. Quá trình hình thành kia có khác
gì sự hy sinh của bao thế hệ mở mang bờ cõi. Một sự lý giải lịch sử con
người bằng văn chương sinh động, cụ thể. Và có lẽ chỉ có cách lý giải ấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.