sánh khi Nguyễn Ánh cho đào mả vua Quang Trung đốt hài cốt, trộn với
thuốc súng bắn lên không trung.
Cái chết của cố Đại Tướng đặt nhiều nghi vấn trong đó có giả thuyết đảng
Hắc Long của Nhật, trực thăng nổ trên không trung khi vừa cất cánh khỏi
phi trường Trảng Lớn, Tây Ninh, ông chết với nhà báo Pháp kỳ cựu
Francois Sully và người phi công bà con bên vợ (bà Kim Chi) là Thiếu tá
Phan Tất Đắc .
Quân đoàn III đã để tang buổi sáng chào cờ, Quân cảnh đã khóc ròng cho
vị chủ tướng.
10) Hoài Khanh và Tô Thùy Yên:
Một nhà thơ khác nổi tiếng mà nhiều người biết đến là Hoài Khanh, quê ở
Bình Thuận, lấy vợ và đóng đô ở Phước Lư, Biên Hoà luôn.
Nhà thơ Tô Thùy Yên, tên thật là Đinh Thành Tiên, tác giả nổi tiếng với bài
thơ "Ta Về", ông sanh trưởng tại Gia Định thành, quê ngoại Cù Lao Phố,
con ông Năm Đối.
11) Huỳnh Tấn Phát và Huỳnh Khánh Hội:
Người có liên hệ nhiều đến Tân Uyên gốc gác Bình Đại, Bến Tre kế đến tôi
muốn kể tên là Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch Mặt Trận Giải
Phóng Miền Nam, tên tuổi cũng dính liền với Tân Uyên và nhứt là chiến
khu Đ vì ông đóng ở đây lâu nhất; ông nầy, sau khi Hà nội sáp nhập
MTGPMN, chỉ còn làm bù nhìn và thất sủng, vì chỉ là con cờ thôi, và lá cờ
MTGPMN cũng dẹp theo ông ( Xem phụ lục III của Bác sĩ Trần Nguơn
Phiêu).
Một tên tuổi ít người biết cũng đi vào lịch sử Biên Hoà là Huỳnh Khánh
Hội, sinh năm 1895, con trai út của một gia đình lương y tại xã Phước
Thiền, quận Long Thành. Năm 14 tuổi cha mẹ qua đời, đương sự xuống Bà
Điểm Hốc Môn tầm sư học đạo, được võ sư Bàng Đước nhận làm học trò
tâm phúc. Vào thập niên 30, đương sự đã knock out võ sĩ người Pháp
Abedou tại Cercle Sportif Saigonnais. Võ sĩ Long Hữu Hội (Huỳnh Khánh)
nổi tiếng như cồn từ đó, sau đó được thầy cho "xuống núi" mở trường dạy
võ để sinh sống. Hai cán bộ nòng cốt Cộng Sản thời bấy giờ là Lê Hồng
Phong và Nguyễn Thị Minh Khai đã đến xin nhập môn, và đương sự bỏ