An); gò Bà Núi (Cầu Xay Xóm Cháy), núi Bạch Thạch có đá trắng, có
nhiều sơn thú; Gò Thạch Hỏa là cồn đá lửa màu đen khi có nắng thường xẹt
hỏa quang.
Trên Phước Long thì có núi Lư Duẩn (Bà Rá) có nhiều tre lồ ồ, trúc cho
măng lai, mây, trái trường, trái bứa, trái xay, trái xay lông, trái trâm (trái
cơm nguội), có vườn điều lộn hột của Pháp bỏ hoang, có vườn cao su.
Vùng Long Khánh thì có Hương Sơn (núi Sóc Lu, Gia Nhan) nhiều giây
mây sa đằng; núi Làng Giao (Bào tra); núi Câu Khánh; núi Bà Rịa, có
đường dũng đạo dưới mặt đất, có đền thờ thần nữ; núi Thùy Vân (Mây
Tào) có chùa Hải Nhật, có Thần Nữ Phong (Dinh Cô), núi Sa Trúc (Núi
nứa) gần Ngãi Giao, Sông Ray; núi Lá Thổ Sơn (Phước Hòa); núi Lãi Kỵ
(Gành Rái) đầu núi làm cửa hữu cho Ngọc Tỉnh, đuôi làm ngoại hình cho
Cần Giờ; núi Thương Sơn (cạnh sông Xích Lam); núi Thần Mẩu (mũi Thị
Khiết, Sa Động) có đền Thần Nữ mà giới ghe thuyền thờ phượng rất kính
cẩn; núi Xích Sơn (tại các thôn Long Giới, Long Lập, Long Hiệp, Long
Kiên, Long Xuyên, Phước Thúy, Phước Thọ, Phước Hiệp, Hiệp Hòa (Đức
Thạnh); núi Tà Lộc ở Rừng Lá; núi Khỉ, núi Bề" (Sông Dinh-Sông Cô
Kiều); núi Thiết Sơn (núi Nghệ gần La Vân); núi Trấn Biên (núi Dinh tại
Phước Hòa - Ngãi Giao) tịch mịch, có tùng lộc, sơn khê, là nơi tịnh cốc của
sư Khắc Chân; núi Nữ Tăng (Tóc Tiên-Thị Vải) tại Phú Mỹ, (Ông Trịnh),
xưa có am ni cô Lê Thị Nữ.
Vùng Thủ Đức có Gò Lão Tố (giồng Ông Tố); gò Khổng Tước Nguyên
(Gò Công-Trau Trảu) tại các thôn Phước Chánh, Nghĩ Chánh, Mỹ An
(Long Thạnh Mỹ).