Sau một năm bị biệt giam trong khám Lớn, ba cô được giảm án, nghĩa là
không còn ai bị án tử hình.
Bốn cô gái cảm tử năm xưa: người trở về đời thường, người trở thành
giảng viên đại học như chị Kim Dung, người trở thành dược sĩ cao cấp như
chị Thanh. Nay các chị đã nghỉ hưu và trở thành bà nội bà ngoại của các
cháu nhưng trận đánh Majestic vẫn ngời lên trong tâm tưởng như một dấu
son trong lịch sử đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân thành phố anh hùng.
4. Săn mồi trên đường phố
Đờ leo-cheo không phải là tên hắn mà là do dân chúng và báo chí Sài
Gòn gọi thế, hàm ý mỉa mai đả kích tên thực dân khét tiếng Henri
Lachevrotière. Gọi như thế vừa ngắn gọn vừa dễ nhớ. Tên này là chủ bút tờ
La-D'peche nhưng liên lạc chặt chẽ với mật thám lên những kế hoạch nguy
hiểm chống phá cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Từ lâu, hắn đã nằm trong "tầm ngắm" của Ban Công tác số 9. Nhận
nhiệm vụ chính được giao cho nhóm biệt động gồm ba chiến sĩ: Vũ Công
Hạp, Nguyễn Văn Huê và Lê Văn Vinh thực hiện. Trong đó Vinh quê ở Sài
Gòn là tài xế của hãng Denis Frènes, đã từng tổ chức cho 30 tài xế hưởng
ứng chủ trương phá hoại kinh tế địch từ năm 1946.
Biết có bản án tử hình treo lơ lửng trên đầu nên Dờ-leo-cheo rất cảnh
giác đề phòng đòn trừng phạt bất ngờ như một số tên tai to mặt lớn khác. Y
luôn giữ gìn trong việc đi đứng ngoài đường, khi về nhà thì co lại trong cái
vỏ bọc của tường rào và lính bảo vệ. Vì thế tiếp cận hắn đã là khó khăn chứ
chưa nói chuyện hạ thủ hắn giữa thanh thiên bạch nhật.
Tổ ba người lo lắm. Việc điều tra nắm chắc đối tượng chiếm một phần
quan trọng của trận đánh. Sau một thời gian vừa làm việc vừa kiên trì theo
dõi, Vinh, Huê, Hạp đã bắt đầu nắm bắt được qui luật của Đờ-leo-cheo. Hắn