động, ra lệnh kiếm soát gắt gao thành phố, còn dân chúng không ngớt lời
bàn tán thán phục tài "xuất quỷ nhập thần" của Biệt động Sài Gòn. Báo chí
đồng loạt đưa tin vụ tấn công Sứ quán Hoa Kỳ. Báo Trắng Đen chạy hàng
tít lớn trên trang nhất "Việt cộng chơi Mỹ". Tựa bài báo ngắn gọn nhưng
đầy ấn tượng hàm chứa sự mỉa mai cao nhất
Sau chiến cóng vang dội này, Nguyễn Thanh Xuân (Bảy Bê) được tặng
thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng Ba. Các chiến sĩ tham gia
trận đánh được tặng thưởng Huân chương Chiến công. Các cơ sở đều được
tặng công lao xứng đáng phục vụ cho trận đánh thành công mỹ mãn này.
Trở lại trường hợp của Lê Văn Việt. Sau khi bị bắt, địch đưa anh vào
nhà thương chữa trị vết thương và khai thác nhưng không mảy may moi
được tin tức gì về chỉ huy, cơ sơ tổ chức trận đánh, nơi ở của đơn vị... anh
trả lời với chúng: "chúng tôi đánh đại sứ quán Mỹ là để tiêu diệt bọn xâm
lược; giờ đây nằm trong tay các ông, các ông muốn làm gì thì làm, chớ
đừng mất công vô ích bắt tôi phải khai báo".
Tám ngày sau trận đánh, địch đưa Tư Việt ra tòa án binh xét xử và kết
án tử hình. Nhưng chúng không giám thi hành bản án vì phía Mặt trận giải
phóng miền Nam tuyên bố nếu chính quyền Sài Gòn xử tử Lê Văn Việt thì
phía Cách mạng sẽ xử bắn trung tá Mỹ Hertz, tình báo CIA, y là anh vợ
Kennedy.
Vụ trao đổi tù binh không thành do Hertz bị bệnh chết. Địch đày Tư Việt
ra Côn Đảo. Tại đây, anh tổ chức vượt ngục hai lần đều bị địch bắt trở lại.
Không lùi bước. Tư Việt tổ chức đánh du kích trên đảo. Anh bị địch bắt tra
tấn, đày ải nơi chốn địa ngục trần gian. Sức con người có hạn, Tư Việt đã
trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay đồng đội ngày 4 tháng 10 năm 1966.
Không ai bị lãng quên, không người nào chìm vào quá khứ, sau nhiều
lần đề nghị, Lê Văn Việt, con người trong vòng từ năm 1960 - 1965, tham
gia đánh 45 trận, cùng đơn vị diệt 389 tên địch, được tặng một Huân