chương Quân công hạng Ba, một Huân chương Chiến công hạng Nhì, đã
được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân ngày 90 tháng 12 năm 1994.
BUỔI SÁNG Ở TỔNG NHA
Sau Caravelle, Brink, Sứ quán Mỹ, sẽ là gì đây? Bọn Mẽo và chư hầu đã
ăn đòn nặng ở ba mục tiêu trên, hẳn chúng còn chưa hết kinh hoàng. Phải
rồi, bọn đầu sỏ Tổng nha chưa nếm đòn biệt động phải cho chúng biết rằng
ngay giữa trung tâm Sài Gòn không phải là nơi "bất khả xâm phạm". Ý nghĩ
đó lóe lên trong đầu Tham mưu trưởng Quân khu, Chỉ huy trưởng F100 biệt
động Tư Chu và anh khẳng định: phải đánh bọn Tổng nha cảnh sát ngụy -
trung ương đầu não của lực lượng kìm kẹp ở Sài Gòn cũng là của miền
Nam. Tội ác chúng ngày càng chồng chất, không giấy bút nào ghi hết
Tư Chu báo ý đồ tác chiến tiến công Tổng nha cảnh sát lên Bộ Chỉ huy
Quân khu, được chấp thuận và lần này đơn vị thực hiện vẫn là Đội 5, một
phiên hiệu khét tiếng đối với bọn Mỹ và tay sai - tác giả của kịch bản
Caravelle, Brink, Sứ quán Mỹ - Sài Gòn.
Tổng nha cảnh sát ngụy nằm trên địa bàn quận 1, tiếp giáp với quận 5,
quận 10 và quận 3, được bao bọc một vòng thành nối dài theo các đường
Cộng Hòa (Nguyễn Văn Cừ), Võ Tánh (Nguyễn Trãi), Cống Quỳnh và
Phạm Viết Chánh. Dọc theo tường thành, địch bố trí 15 lô cốt, cổng chính ở
đường Cộng Hòa. Bên trong chu vi có 21 tòa nhà. Gần khu vực cổng chính
có một hội trường lớn và sân chào cờ. Đây chính là mục tiêu tấn công của
Đội 5. Phía bắc hội trường là nhà của giám đốc Tổng nha, tướng Phạm Văn
Liễu.
Sau những trận tiến công dữ dội của biệt động từ đầu năm 1964, địch ở
Tổng nha sợ hãi, tăng cường bố phòng và canh gác gắt gao hơn. Bọn công
an, cảnh sát được tung ra các giao lộ truy xét, bắt giam mọi trường hợp khả
nghi. Mặc dù vậy, kế hoạch tác chiến mục tiêu này không ảnh hưởng.