- Mày làm như thể Liên Xô không bằng. Mình còn đang chiến tranh du
kích.
Cuộc tranh luận lý thú nổ ra. Dĩ nhiên không được thoải mái bởi phân
đội đang ép sát nách Sài Gòn, ngày phải "bó giò" dưới hầm bí mật, đêm
mới đội nắp hầm lên. khiêng pháo đi tác chiến. Khẩu đội trưởng đành giảng
hòa:
- Đánh Mỹ cũng cần phải vừa hiện đại vừa du kích. Chiến tranh nhân
dân ngày càng phát triển tới trình độ cao, ta sẽ có dịp sử dụng các loại vũ
khí hiện đại như súng chống tăng, hỏa tiễn (H12, ĐKP) Cachiusa
Dạo đó đội pháo binh Bình Tân chỉ có hai khẩu súng ĐKZ 75, mãi sau
mới bổ sung thêm cối 82 với các pháo thủ nữ. Những đêm hành quân, hai
người khiêng nòng, một người vác "đầu bò", còn lại vác đạn. Đạn quý như
con, bởi đưa được một trái đạn từ hậu cứ chiến khu về đến vùng ven Sài
Gòn là xương máu; còn công sức thì không thể tính được. Và mùa mưa là
vô cùng vất vả. Lính pháo hành quân như đánh vật "ạch đui" suốt bờ
mương, bờ mẫu. Có anh bị pháo đè sưng mình mẩy. Những ngày trái gió trở
trời, ai cũng kêu đau lưng.
Cái tập thể đầy sức sống lạc quan ấy chuyển pháo qua Nhà Bè như thực
hiện một kỳ công: phải cắt qua nhiều con lộ ken dày tua bót giặc, qua nhiều
sông rạch, đồng nước sình lầy thật gian truân.
Trong khi đó khẩu đội ĐKZ75 thuộc Tiểu đoàn 8 pháo binh Quân khu
chẳng khấm khá gì hơn. Phải lặn lội từ Củ Chi qua Thủ Dầu Một, sang Biên
Hòa, vòng Bà Rịa lên Long Thành mới về tới được Thủ Đức. Quãng đường
chỉ hơn 20 ki-lô-mét, cả tháng trời hành quân, đơn vị mới tới địa điểm tập
kết và đổi một giá đắt: 5 pháo thủ hy sinh. Quãng đường này thời "chiến
tranh đặc biệt" chỉ cần đi từ 2 đến 3 đêm. Thế mới hay giai đoạn "chiến
tranh cục bộ" ác liệt gấp nhiều lần.