BIỆT ĐỘNG SÀI GÒN - CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ - Trang 81

Ngày 30 tháng 10, bọn bộ binh càn ra chỉ còn cách vị trí pháo tập kết

khoảng 100 mét. Các pháo thủ toan hạ nòng chuẩn bị nổ súng, nhưng chúng
lại quay ra. Trực tiếp chỉ huy khẩu đội là đồng chí Nguyễn Văn Nga đặc
công Đoàn 10, đồng chí Nguyễn Vãn Tăng (tức Tư Tăng, sau này được
tuyên dương Anh hùng), trên đường đi công khai về vị trí chiến đấu, bị địch
bắt ở Lái Thiêu. Nhưng bằng lòng dũng cảm và thủ pháp nhà nghề, đồng
chí buộc địch phải thả ra kịp trở về đơn vị tham gia trận đánh quan trọng
này. Với quyết tâm rất cao, đồng chí tiếp tục cùng ông Chín Khổ, một cơ sở
chí cốt của Biệt động thành, dùng ghe máy chở vũ khí vào tận trận địa.

Ngoài hai trận địa chính này, một khẩu cối 61 của Biệt động thành bố trí

khu rạch Trương Minh Giảng (nay là kênh Nhiêu Lộc), quận 3 do đồng chí
Ba Phong và Ba Lài phụ trách và một số trận địa nghi binh sẵn sàng phối
hợp khi có lệnh

Đó là ở ngoài vòng.

Còn ở bên trong: khu vực lễ đài, địch bảo vệ nghiêm ngặt với đường

kính 1,2 ki-lô-mét bằng các lực lượng: cảnh sát trật tự, cảnh sát dã chiến,
tuần cảnh, quân cảnh, công an chìm... "Vỏ cứng ruột mềm", lễ đài là "cái
nhân" của sự bảo vệ. Nhưng trớ trêu thay, chính đây là cái dấu "chấm than"
của cuộc lễ mà hai trận địa pháo của đặc công - biệt động đã cắm kim trên
bản đồ. Đó là cái công trình mà tiểu đoàn công binh ngụy cật lực tạo dựng
dài 40 mét, cao 2 mét, có 6 bậc dựa lưng vào nhà thờ Đức Bà, mặt hướng ra
đại lộ Thống Nhất. Các sắc lính như rươi được lệnh giữ gìn khu vực lễ đài
cẩn mật từ trước một tháng.

Ban đêm hệ thống ánh sáng tăng 3 lần so với ngày thường. Số lượng

lính gác cũng gia tăng. Tất cả nhằm đề phòng đặc công xâm nhập vào đặt
chất nổ. Thế nhưng chúng vẫn chưa yên tâm, thỉnh thoảng bọn công binh lại
xách máy rà mìn ra kiểm tra cẩn thận khu vực lễ đài.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.