BIẾT NGƯỜI - Trang 155

Philippe Girardet

Biết Người

Dịch giả: Phạm Cao Tùng

Phần III - Chương 7

NHỮNG ÁP DỤNG CỦA TÂM LÝ HỌC

BÀN VỀ CÁCH CHỌN NHỮNG NGƯỜI GIÚP VIỆC

Những điều kiện tổng quát:
Khi nhận một người giúp việc dù thuộc hạng nào, chúng ta đều đòi hỏi người ấy
ít ra phải có hai đức tính cốt yếu không thể thiếu: siêng năng và liêm chính. Làm
sao có thể dùng một người lười biếng, gian tham, dù là dùng họ để làm một
công việc nhỏ nhặt nào.
Thói lười biếng có nhiều nguyên do. Có người lười biếng vì kém tham muốn,
thiếu lòng nhân hoặc thiếu hoạt động tính.
Ở một phần trước, chúng tôi đã có phác họa tâm lý của một người siêng năng.
Người siêng năng, cần cù luôn luôn có ít nhiều tham muốn, nó làm cho họ nhận
thấy một mụch đích trong công việc làm, họ có ít nhiều hoạt động tính (thích
hoạt động), ít nhiều cảm xúc tính và đôi chút lòng nhân nhờ đó họ có tính thận
trọng.
Tính liêm chính không hẳn là do cá tính thiên nhiên mà ra, biết liêm chính là
biết kính trọng quyền sở hữu của người khác, biết giữ lời đã hứa, biết phân biệt
cái gì thuộc về người và cái gì thuộc về mình. Người đặng có đức tính ấy là do
giáo dục, do những luật lệ luân lý xã hội. Những trẻ con ít biết liêm chính.
Bất cứ món gì của ai mà hễ chúng bắt gặp là chúng chụp lấy ngay, chúng xông
vào nhà người khác không chút e ngại, hình cả thế giới là thuộc về chúng.
Tuy nhiên, một vài bẩm chất thiên nhiên có thể khiến con người vượt qua những
luật lệ luân lý, mặc dù đó không có tính cách quyết định.
Người quá nhiều tham muốn rất dễ có những hành động gian xảo hơn người ít
tham muốn. Tuy nhiên một người nhiều tham vọng vẫn có thể rất liêm chính
nếu họ có chịu ảnh hưởng những nguyên tắt gắt gao của tôn giáo hoặc giáo dục.
Hoạt động tính kém, óc hợp đoàn phát triển quá mạnh cũng có thể làm cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.