thể chất, về cá tính tập thành của người xin việc.Trong khi tiếp chuyện với họ
chúng ta đã có dịp khảo xét về trình độ văn hóa, về kiến văn, về thị hiếu, về thói
quen của họ, tức là về cá tính tập thành.
Về cách chọn người:
Theo nguyên tắc, nên đề phòng những người mà các bẩm chất thuộc cảm tính và
hoạt động tính của họ phát triển quá mức hoặc quá kém.
Như chúng ta thường thấy, đến mực độ cực đoan ấy họ đã biến thành những con
bệnh.
Khó mà dùng một người thờ ơ, không biết ham thích (kém tham muốn) vì ở họ
thiếu một động lực thúc đẩy họ hành động. Và ngược lại, một người quá nhiều
tham muốn dễ đi đến chỗ gian xảo.
Một người giàu lòng nhân tự nhiên có tính yếu đuối, không thể dùng họ trong
những chức vụ đòi hỏi nhiều uy tín, nhưng ngược lại, một người gian ác thiếu
lòng nhân còn nguy hiểm hơn bội phần.
Nên dè dặt đối với người có nhiều óc hợp đoàn hay nói thêm, bớt. Đối lại, người
cau có, không thích giao thiệp cũng không thể nhận lãnh một vài chức vụ (như
nghề bán hàng chẳng hạn).
Phải gạt bỏ những người suy nhược qua một bên, có mong gì một người không
biết hoạt động giúp đỡ chúng ta? Có thể dùng một người hiếu động trong những
chức vụ cần nhiều hoạt động nhưng đừng đặt họ ở những chức vụ quá nhàn rỗi.
Lại có người hiếu động vì bị kích thích quá mạnh nên sanh ra chứng tâm thần
bất định, khi thì họ hăng hái khi thì họ nằm co. Đến cái mức gần thành bệnh ấy,
khó mà dùng họ.
Có thể dùng người lạnh lùng, điểm nhiên (kém cảm xúc tính) vào nhiều việc trừ
những công việc đòi hỏi ít nhiều cảm xúc. Không thể giao cho những người đa
cảm thái quá những công việc đòi hỏi đức điềm nhiên (nghề tài xế chẳng hạn).
Xét về những bẩm chất thuộc tinh thần, óc phán đoán luôn luôn cần thiết trừ phi
những chức vụ mà công việc làm đã đặng tổ chức một cách máy móc không cần
dùng đến trí tuệ.
Óc phán đoán là tính cốt yếu trong cá tính con người, nó gây ra sức chú ý và nó
là yếu tố quan trọng của ý chí. Trong việc chọn người, nên quan sát kỹ về óc
phán đoán, nhất là đối với những chức vụ đòi hỏi ít nhiều lương tri.