biết kềm chế thú tính, người đa vật dục. Nhưng hỡi ôi, những người đau gan mắt
cũng thường bị sưng híp.
Đã có bao nhiêu tội nhân ra trước tòa đại hình với vẻ mặt rất lương thiện và đã
có bao nhiêu đàn bà có đôi mắt bồ câu, gương mặt trong sáng như thiên thần
nhưng thực ra là… quỷ.
Nên xếp khoa tướng học vào hàng các trò chơi ở khách thính là hơn. Chỉ có việc
quan sát một cử chỉ, một cái nhìn, một điệu bộ, một sắc mặt mới có thể dẫn dắt
nhà tâm lý học vào con đường chân lý.
Những bẩm chất tâm lý thiên nhiên không bao giờ lộ diện trên nét mặt, kể ra
như thế cũng có chỗ hay vì nếu trái lại thì thực khó sống trên cõi đời này.
Việc một người để râu hay không để râu hoặc cách họ để râu cũng có ý nghĩa
đối với nhà tâm lý học vì đó là một sự quyết định của người ấy.
Ngoài trừ trường hợp những người vì bị thương tích làm méo mặt hoặc lẹm cằm
thường để râu dài che lắp vết thương, thói quen những người để râu dài là
những người tốt bụng, hoặc là người bất chấp những ràng buộc của xã hội,
những dư luận của quần chúng, cũng có thể là người có óc châm biếm (để râu
theo lối nhà hiền triết Socrate) (Bộ râu của nhà văn châm biếm Pháp Trisian
Bernard) hoặc giả là người hay giả vở. Vì bộ râu là một thứ mặt nạ người ta
mang lên mặt để làm cho nó có vẻ điểm nhiên.
Những tay hoạt động, những nhà thể thao thường để râu mép (râu Clark Gable)
(Cũng nên bàn thêm: Ở Sài Gòn hiện nay có nhiều chàng trai trẻ thuộc hạng
“cà lơ” chỉ biết thả rong ngoài phố và thân hình ốm teo như cọng sậy nghĩa là
không hoạt động và không chơi thể thao nhưng cũng tập tễnh để râu “Clark
Gable) cho giống mấy ông kép xi-nê. Vậy chúng ta có thể nhận xét thêm: rất có
thể mấy sợi râu mép lún phún đó là chứng chỉ một tâm hồn a dua, hay bắt
chước). Một bộ mặt nhẵn nhụi, trơn bén không râu ria tuy không hẳn là một
điềm chỉ về tính ngay thẳng nhưng rất có thể là điềm chỉ một người thành thực
không có gì phải giấu giếm, hoặc giả là một người giả vờ ít cảm xúc.
Nhận xét về cách ăn mặc:
Không có câu tục ngữ nào sai lầm bằng câu “Áo mặc không làm thành một vị
thầy tu”. Thực ra, xem về cách ăn mặc của một người chúng ta có thể đoán biết
ít nhiều về tâm tính của họ. (Người Việt chúng ta có câu: Quen sợ dạ, lạ sợ áo).