Không ai chối cãi rằng một người lúc ra chào đời đã mang tật què chân, mù mắt,
gù lưng hoặc rất xấu xí thật quả có một vận số không may. Song đó chỉ là một
điều thu thiệt mà người ta có thể vớt vát lại phần nào bằng cách phát triển tận độ
cái cá tính tập thành. Trong doanh nghiệp chẳng hạn, cái vẻ đẹp thể chất thiên
nhiên không ảnh hưởng quan trọng lắm. Đành rằng người bán hàng xấu xí khó
lấy lòng khách hơn người bán hàng bảnh trai. Nhưng có biét bao nhiêu người
không đặng tạo vật hậu đãi song họ vẫn rất khả ái, có biết bao tâm hồn siêu đẳng
đã lướt thắng những khuyết kém thể chất.
Trong lịch sử không thiếu những thí dụ ấy. Hoàng đế Napoléon người vốn thấp
bé và sức khỏe rất kém, Thánh Paul người đã xây đắp nền móng cho đế quốc
giáo hội La Mã là người gầy yếu. Nhà cách mạng Mirabeau rất xấu xí. Ai cũng
rõ suốt trận đại chiến thứ nhất thống chế F. Foch mắc phải bệnh đau thận. Cố
tổng thống Hoa Kỳ F. Roosevelt là gương mẫu đáng ngợi của một người đã lướt
thắng sự suy đồi của thể chất (ông bị tê liệt ở chân). Và gần chúng ta hơn, cũng
không thiếu những thí dụ. Chúng ta đã từng thấy nhiều thương phế binh thích
ứng lại cuộc đời một cách can đảm. Họa sĩ Lemordant bị mù, bị tê liệt nhưng
vẫn hoạt động đắc lực. Một vị trạng sư nổi tiếng ở tòa án Paris, ông M. Bloch bị
mù mắt từ lúc mới lọt lòng. Và hẳn chúng ta còn nhớ gương đáng ngợi của một
đàn bà Mỹ, bà Helen Keller vừa mù vừa câm lại vừa điếc nhưng với một nghị
lực không bờ bến bà đã tự tạo một nền học vấn uyên thâm.
Dù thể chất của một người có khuyết kém đến đâu, nếu cá tính họ có giá trị họ
vẫn chưa đến nỗi tuyệt vọng.
Vì thế chúng ta nên quan tâm đến những bẩm chất cốt yếu hợp thành cá tính
thiên nhiên và thử xem những bẩm chất ấy đã đặng truyền sang cho chúng ta
như thế nào.
Vấn đề di truyền:
Những năm gần đây khoa sinh vật học và khoa di truyền học đã tiến bộ khá
nhiều, nhưng trong đại chúng ít ai để ý đến những tiến bộ ấy.
Ở một chương trước nhân đã có dịp đề cập đến khoa tướng học chúng tôi đã có
dịp nói sơ qua về vấn đề di truyền, nhưng muốn hiểu rõ vấn đề vận may tưởng
cũng nên xét kỹ về việc di truyền.
Cách đây 70 năm (sách này xuất bản năm 1956) một vị tu sĩ người Áo mà cũng