BIẾT NGƯỜI - Trang 186

đến những tế bào này, những đặc tính ấy không thể di truyền lại).
Có hiểu như thế mới có thể giải thích tính cách bất biến của cá tính con người và
chúng ta mới hiểu tại sao bản chất con người xưa nay vẫn không thay đổi. (Chỉ
có những hiện tượng “ngẫu biến” là có thể làm mất tính cách bất biến này, làm
thay đổi một cách đột ngột cái di sản của cha ông, song những hiện tượng
“ngẫu biến” ấy rất hiếm thấy trong loài người. Vả lại thường nó chỉ ảnh hưởng
đến những đặc tính phụ thuộc. Điều nữa là nó diễn ra một cách may rủi và
thường ảnh hưởng một cách không hay cho nòi giống, có khi lại hủy diệt nói
giống ấy bằng cách tạo nên những con người thác loạn).
Chẳng hạn tâm lý các
nhân vật trong những vở hài kịch của Aristophane (nhà soạn kịch trứ danh
người Hy Lạp)
vẫn còn giá trị đối với người thời nay. (Xét về những nhân vật
trong các truyền Tàu cũng thế. Những Tào Tháo, Lưu Bị trong “Tam Quốc”.
Những Hàn Tín, Quản Trọng, Trương Nghi trong “Đông Chu Liệt Quốc” vẫn
rất gần gũi với người thời nay).
Những thị dục, những khuynh hướng, những
tâm tính con người thời “cổ” vẫn không khác với con người thời “văn minh”
này.
Mỗi đứa trẻ mới ra chào đời quả là một con người hoàn toàn mới, bởi do một sự
phối hợp duy nhất khác những phối hợp đã có từ trước đến giờ, song những yếu
tố cấu thành con người mới ấy xét về nguyên thể, xét về những yếu tố cấu tạo
vẫn không khác gì những yếu tố đã cấu thành các bậc tổ tiến của nó. Tất cả
những gì mà các bậc tiền bối ấy đã thâu thập trong đời sống của họ đã tiêu tan đi
một khi họ lìa cõi thế. Họ chuyền sang cho con cháu cái mầm giống còn những
đặc tính về thể chất cũng như về tinh thần mà họ đã thâu thập họ không thể
truyền sang cho con cháu.
Bởi, chỉ có sự liên tục giữa mầm giống này đến mầm giống khác từ là trên
phương diện vật chất mà thôi, nên về phương diện tinh thần có một sự gián đoạn
rõ rệt giữa hai thế hệ này và thế hệ khác. (Người Việt chúng ta có câu “cha làm
thầy con đốt sách”).
Hai phần này hoàn toàn biệt lập nhau cho đến nỗi chúng ta
có thể nói rằng mỗi người khi sanh ra đời đều phải bắt đầu “học lại” tất cả
những gì cần thiết để sinh sống. Những công trình, những cố gắng chúng ta chỉ
có giá trị với chúng ta. Con cháu chúng ta không thừa hưởng đặng những gì mà
chúng ta đã có hoặc đã thâu thập. Chúng ta không thể truyền sang cho con cháu
thứ “tài sản” ấy. Tất cả những gì chúng ta đã có hoặc đã thâu thập đều mất đi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.