điều may cho các tay nghiện chất ma túy ấy là nó đắt hơn vàng nên thường khi
bọn buôn lậu trao cho khách nghiện thứ “tuyết” giả có pha trộn những chất
không độc, nhờ đó bọn nghiện cũng đỡ hại. Nhưng dù soa, người nghiện cũng
đã bước vào “cửa tử” một cách chắc chắn.
Morphine (mọt – phin):
Sau đó phải kể đến chất morphine. Ảnh hưởng của nó chậm hơn á phiện trắng vì
một vài cơ thể có thể “quen dần với chất độc” nên dù bị ngấm độc cũng vẫn
chịu đựng nổi, không bị hại ngay. Tuy đến chậm, nhưng ảnh hưởng khốc hại của
chất morphine cũng rất chắc chắn và số phận của kẻ nghiện nó cũng không may
mắn gì hơn người nghiện cocaine. Ngoài ra, người nghiện nó cũng dễ sa ngã,
trụy lạc. Nó ảnh hưởng đến cá tính tập thành làm cho người nghiện mất cả giác
quan luân lý, không còn biết đến những nguyên tắc sơ đẳng trong việc xử thế.
Tất cả những huấn điều do giáo dục tạo ra cốt làm cho cuộc sống xã hội đặng
trơn tru, hòa hảo thì kẻ nghiện đều bất chấp. Thật là một tình trạng bi thảm, nhất
là kẻ nghiện ấy không thiếu thông minh.
Rượu mạnh:
Kế đó là rượu mạnh. Xưa nay người ta đã từng vạch rõ những nguy hại, những
bệnh tật do chất độc ấy gây ra.
Khó mà bài trừ rượu vì nó là một con dao hai lưỡi, nếu biết dùng nó vừa phải nó
là một chất thuốc bổ, nhưng dùng quá mức nó lại biến thành một thứ thuốc độc.
Chỗ khó là làm sao phân định ranh giới đến mức nào sự dùng rượu mới biến
thành một tai họa. Sự lậm độc do chất rượu còn tùy thuộc sức chịu đựng của cơ
thể của mỗi người, còn tùy lối sinh hoạt thể chất của họ và cũng tùy trong hoàn
cảnh nào họ dùng rượu. Lại nữa, tật nghiện rượu có thể xâm chiếm chúng ta mà
chúng ta không dè. Chỉ vì ở không nhưng hoặc vì quen “nhăm nhi” mỗi ngày
mà chúng ta đâm ra nghiện rượu. Có người chưa hề biết say sưa là gì nhưng vẫn
mang bệnh nghiện rượu.
Về điểm trước, phái “bênh vực rượu” thường đưa ra bằng cớ có những đồ đệ
trung thành của lưu linh, song vẫn sống lâu. Nhưng đó chỉ là những trường hợp
ngoại lệ nó xác nhận một quy tắc. Giá những ông lão ấy không uống rượu biết
đâu họ chẳng thọ như Bành Tổ.