BIẾT NGƯỜI - Trang 217

Philippe Girardet

Biết Người

Dịch giả: Phạm Cao Tùng

Phần III - Chương 11

NHỮNG ÁP DỤNG CỦA TÂM LÝ HỌC

NHỮNG THỨ THUỐC ĐỘC GIẾT NGƯỜI

Ở một chương trước bàn về văn chương chung tôi có đề cập đến ảnh hưởng của
các chất ma túy (á phiện, mọt phin v.v…) trong việc sản xuất những công trình
của trí thức và chúng tôi đã chứng tỏ rằng ảnh hưởng ấy kể như không có.
Những chất ma túy không mang lại cho nhà văn nghệ sĩ một ý kiến mới mẻ nào,
nó chỉ làm tê liệt thần kinh, giúp cho người tinh thần đang suy nhược tạm thoát
khỏi một cơn ám ảnh.
Ở đây tưởng nên bàn thâm vấn đề này vì nó có dính dáng rất gần với tâm lý học.

Bằng cách nào người ta trở nên nghiện ngập:
Tật nghiện, nghiện thuốc phiện hay nghiện rượu là một thói quen đặng tập thành
như bao nhiêu thói quen khác người ta nhiễm lấy bằng cách lập đi lập lại mãi
một hành động mà người ta xét ra có ích hoặc có mang lại một thích thú nào.
Nhưng trong cái “thói quen” nghiện này lại thêm ảnh hưởng của cơ thể, một cơ
thể đã thâm nhiễm, đã quen với chất độc, nếu đột nhiên cơ thể ấy bị thiếu chất
độc ấy, nó sẽ mất thăng bằng và trở lại hành hạ, công phạt người nghiện một
cách dữ dội làm cho họ bị đau đơn khó chịu do đó nó càng tăng cường tính cách
tự động trong hành động của họ.
Tất cả những thói quen của chúng ta và tật nghiện cũng thế, đều có nguồn gốc ở
những bẩm chất thiên nhiên. Chúng ta khó thể tiêm nhiễm một thói quen không
hợp với xu hướng thiên nhiên chúng ta. Một người có nhiều hoạt động tính dù
có muốn tập thói quen “ăn không ngồi rồi” cũng không thể tập, cũng như người
suy nhược tự nhiên “ghét” tập thể dục, người có tính tiêu hoang khó lòng mà tập
tính cần kiệm cũng như người thiếu óc hợp đoàn tự nhiên rất “sợ” những cuộc
hội họp, những chốn đông người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.