BIẾT NGƯỜI - Trang 215

dựng lên, số người mộ đạo, tín đạo cũng vẫn tương đương với số người giữ đạo
cách lạnh lạt, hoặc vô đạo y như hiện giờ.
Có nhiều bằng cứ khác để chứng tỏ rằng sự tín ngưỡng là do một thiên bẩm. Ở
thế kỷ XVII, trước thời cách mạng Pháp, việc học vấn đều do giáo hội đảm
nhận. Tuy thế nền học vấn thiên về đạo ấy vẫn ung đúc ra lắm nhà triết học vô
thần, lắm nhà cách mạng. Ngay hiện giờ vẫn có những người nghịch đạo xuất
thân từ những nhà tu và lắm bậc giáo sĩ trứ danh lại đặng huấn luyện ở các
trường ngoại đạo.
Ta cũng thường nhận thấy trong nhiều gia đình, hai anh em chịu ảnh hưởng một
nền giáo dục như nhau, song người anh thì rất mộ đạo còn người em thì “vô tín
ngưỡng”. Giáo dục không đủ sức để cải biến những bẩm chất thiên nhiên.
Bởi những lẽ nói trên các nhà chính trị chủ trương “tục hóa các trường học” tức
là không để cho tôn giáo xen vào việc giáo dục, là một chính sách sai lầm.
Không đếm xỉa đến tôn giáo hoặc giả có ý bài trừ các tôn giáo như chính sách
Nga-Sô hoặc của một vài chính khách cũng đều lầm lạc như muốn lập ra một
tôn giáo duy nhất cho toàn dân. Xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng của dân
chúng là một chính sách bạo ngược thất sách, không thể thành công, cũng như
bao nhiêu chính sách bạo ngược khác.
Cũng nên nhận xét về điểm này là bao giờ giáo hội (Tức là Thiên Chúa Giáo
Hội La Mã)
cũng “ngán” những người tà giáo hơn những người vô thần. Điều
ấy kể ra cũng dễ hiểu vì người vô thần không mấy khi có cái tinh thần “sốt sắng
truyền bá tư tưởng” của những người mới nhập đạo, bởi óc hoài nghi không thể
truyền dạy đặng, người vô thần vốn không tin rằng có thể làm cho người ta “trở
lại đạo”.
Bởi thế, giáo hội để yên những kẻ vô thần, biết rằng không chầy thì kíp cũng sẽ
có dịp đem họ về “mối đạo”, lúc họ lâm chung. Dưới mắt giáo hội những kẻ tà
đạo mới thật là nguy hiểm hơn. Bởi họ chủ trương những điều sai lạc với giáo
điều chính thức do đó họ phá ngay cái nền móng của đạo. Vả lại họ cũng là
người có tín ngưỡng.
Mà thói thường làm cho một người thay đổi tôn giáo bao giờ cũng khó hơn là
truyền đạo cho một người chưa biết tin tưởng ở đạo nào cả.
Chúng ta cũng nên dè dặt với những vụ trở lại đạo ở giờ chót. Lúc gần mệnh
chung, trí tuệ và tính khí con người thường suy yếu hoặc không còn đủ sáng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.