bóng tối cần thiết giữa mỗi dao động ánh sáng. Tôi trở lại trong mỗi
đứa bé sinh ra.
Thực sự thì, chúng ta đã biết điều đó rồi. Khi người ta chết đi, trẻ
em chào đời - và, trừ phi chúng là người máy, nếu không thì mỗi đứa
trẻ, cũng như chúng ta đã từng, là cái kinh nghiệm “tôi” lần nữa ra đời.
Các điều kiện di truyền và môi trường khác đi, nhưng mỗi đứa bé ấy là
hiện thân của cùng một kinh nghiệm - là trung tâm của một thế giới
“khác”. Mỗi bé sơ sinh chào đời như tôi đã ra đời, không có ký ức nào
về quá khứ. Do vậy, khi tôi đã ra đi rồi thì không thể nào còn kinh
nghiệm, hay không còn trải qua, trạng thái “đã từng” bất diệt. Chân
không lại được lấp đầy và cảm giác về tôi lại xuất hiện như trước đây
đã từng xuất hiện, dù cho cái quãng dừng là mười giây hay hàng tỉ năm
cũng như nhau. Trong vô thức mọi thời gian đều là một khoảnh khắc
ngắn ngủi.
Điều này rất hiển nhiên, nhưng thứ che mắt ta, khiến ta không thấy
được nó là câu chuyện hoang đường đã ăn sâu và áp đặt rằng “tôi”
bước vào thế giới này, hay bị ném ra khỏi nó, theo cách thức sao cho
không có mối liên hệ cơ bản nào với thế giới. Do vậy, ta không dám tin
vũ trụ lặp lại điều nó đã làm - tức là chính bản thân “tôi” hết lần này
đến lần khác. Ta thấy vũ trụ như một sân khấu vĩnh cửu trong đó cá
nhân chỉ là một người lạ tạm thời - một vị khách không phụ thuộc vào
vũ trụ - vì tia ý thức hạn hẹp không chiếu được lên chính cội nguồn của
nó. Khi nhìn ra thế giới, ta quên rằng thế giới đang tự nhìn nó - qua đôi
mắt của ta và của NÓ.
Giờ thì anh đã biết - dù cần có chút thời gian thì anh mới có phản
ứng và cảm nhận hết tác động. Có thể không dễ hồi tỉnh sau bao thế hệ
ông bố vẫn đánh quỵ đàn con, như quân cờ domino, và nói rằng “Đừng
cả gan có cái ý nghĩ đó! Mi chỉ là một thằng oắt hãnh tiến, chỉ là một
sinh vật, mi nên biết thân biết phận đi thì hơn.” Ngược lại, anh là NÓ.
Nhưng có lẽ các ông bố chỉ đang nói với con cái một cách không chủ