thật, có thể nói rằng con chim là cách thức để một quả trứng trở thành
những quả trứng khác. Trứng là bản ngã, còn chim là Ngã đã được giải
thoát. Một câu chuyện thần thoại Ấn Độ cho rằng Ngã là con thiên nga
thần ấp quả trứng để nở ra thế giới. Tôi thậm chí còn không nói rằng ta
phải đạp cái vỏ của mình để chui ra. Một lúc nào đó, bằng cách này hay
cách khác, ta (cái ta đích thực, Ngã) cũng sẽ làm vậy, nhưng cũng
không loại trừ khả năng Ngã sẽ mãi mãi không được đánh thức trong
phần lớn nhân loại mà Ngã giả dạng, rồi vở kịch nhân sinh trên trái đất
sẽ kết thúc bằng một vụ nổ hạt nhân lớn. Một thần thoại Ấn Độ khác thì
nói rằng theo thời gian, thế giới sẽ càng băng hoại, cho đến cuối cùng,
bộ mặt hủy diệt của Ngã - thần Shiva - sẽ xuất hiện trong vũ điệu kinh
hoàng và thiêu rụi tất cả trong biển lửa. Tiếp theo đó, thần thoại nói, sẽ
là 4.320.000 năm thái bình trọn vẹn khi mà Ngã chỉ đóng vai chính
mình và không chơi trò trốn tìm nữa. Rồi trò chơi khởi động lần nữa,
mở đầu là một vũ trụ huy hoàng dần trở nên băng hoại sau 1.728.000
năm kế tiếp, mỗi lượt chơi được định sẵn sao cho những thế lực đen tối
chỉ xuất hiện trong một phần ba thời gian, ở đoạn cuối được thưởng
thức mùi vị khải hoàn ngắn ngủi nhưng hão huyền.
Ngày nay chúng ta tính toán sự sống chỉ riêng trên hành tinh này
bằng những quãng thời gian dài hơn rất nhiều so với trong câu chuyện
thần thoại này, nhưng trong số các nền văn minh cổ đại, người Ấn có
cách nhìn sáng tạo nhất về thời gian của vũ trụ. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ,
rằng câu chuyện về các chu kỳ thế giới xuất hiện rồi biến mất kể trên là
thần thoại, không phải khoa học, mang tính ngụ ngôn thì đúng hơn là
tiên tri. Đó là một cách để minh họa cho ý niệm rằng thế giới này tựa
như một trò trốn tìm.
Tôi không nói ta phải thức tỉnh khỏi “bản ngã-ảo tưởng” và chung
tay cứu thế giới khỏi thảm họa, vậy tại sao lại có Cuốn Sách này? Sao
không để mặc vạn sự tuân theo tự nhiên? Đơn giản vì, chính Cuốn Sách
cũng là một phần của cái “vạn sự tuân theo tự nhiên” mà tôi nhắc đến.
Vì là con người nên cũng là lẽ tự nhiên khi trong tôi tồn tại mong muốn
thưởng thức và chia sẻ triết học. Điều tôi làm chẳng khác gì chuyện có