tạo được bất kỳ loại tính cách nào để ra lệnh, nhưng làm sao họ biết
những loại tính cách nào sẽ là cần thiết? Một nền văn minh tiên phong
cần tới những cá nhân có thiên hướng độc lập, xông xáo và cứng cỏi,
nhưng ngược lại nền văn minh công nghiệp thành thị cần những người
hòa đồng và hợp tác để làm việc nhóm. Khi xã hội biến chuyển nhanh
hơn, các nhà di truyền học làm sao để tiên liệu những đổi thay về sở
thích, tính khí, và động cơ thúc đẩy cần thiết cho hai mươi hay ba mươi
năm tới? Hơn nữa, mỗi hành động can thiệp vào quy luật tự nhiên sẽ
biến đổi tự nhiên theo những hướng không thể lường trước. Một cơ thể
người đã hấp thụ kháng sinh sẽ không còn giống như cơ thể trước đó
nữa, vì tập tính của những vi sinh vật trong cơ thể ấy đã biến đổi đáng
kể. Càng can thiệp ta càng phải phân tích thêm lượng thông tin chi tiết
không ngừng tăng lên về kết quả can thiệp vào một thế giới chứa đựng
vô vàn yếu tố đan xen phức tạp. Lượng thông tin này, ngay cả trong các
ngành khoa học chuyên biệt cao nhất, đều đồ sộ đến mức không một cá
nhân nào có thời gian đọc hết - đừng nói là hiểu thấu.
Khi chúng ta đang giải quyết một số vấn đề này, công nghệ đã lại
tạo ra các vấn đề mới, và chúng ta, như trong Through the looking-
glass
, càng lúc càng phải chạy nhanh hơn để không bị tụt lại. Vấn
đề là, tiến bộ kỹ thuật liệu có thực sự “dẫn đến đâu đó” theo nghĩa gia
tăng niềm vui và hạnh phúc của cuộc đời? Mỗi người hẳn đều có cảm
giác vui sướng hay khuây khỏa ngay khi có thay đổi - trong vài lần đầu
tiên sử dụng điện thoại, radio, ti vi, máy bay phản lực, thần dược, hay
máy tính. Nhưng rồi những sáng chế mới này nhanh chóng được xem là
đương nhiên, và tiếp theo ta phải chịu đựng những tình thế khó chịu
phát sinh kèm theo chúng. Một hiệu trưởng đại học thành đạt từng kêu
ca với tôi, “Tôi bận đến mức sắp phải đi mua trực thăng mất!” “À,” tôi
đáp, “anh sẽ đi đầu chừng nào anh là hiệu trưởng duy nhất có trực
thăng. Nhưng đừng mua. Mọi người sẽ trông đợi nhiều hơn ở anh.”
Ở tầm nhìn ngắn hạn của cá nhân, tiến bộ kỹ thuật hẳn nhiên là ấn
tượng. Khi đã là một người lớn tuổi vào những năm 1960, Cedric
Hardwicke
nói rằng ông chỉ có mỗi một điều tiếc nuối là không