Tại sao lại gọi chuyện đi thi bị trượt là "danh lạc Tôn Sơn"?
Đi thi bị trượt hoặc là thi đấu không có kết quả thường bị gọi là "danh lạc Tôn Sơn". Trung Quốc có
rất nhiều ngọn núi cao nổi tiếng, tại sao không dùng tên một trong các ngọn núi ấy mà lại cứ dùng
"Tôn Sơn"? Thật ra "Tôn Sơn" không phải là tên một quả núi mà lại là tên người. “Tôn Sơn" là một
người có học ở vùng Giang Nam đời nhà Tống. Ông đã thông minh mà lại có tài khôi hài hoạt kê,
được mọi người mệnh danh là hoạt kê tài tử.
Một năm, về mùa thu tại tỉnh thành có kì thi chọn cử nhân. Trước khi Tôn Sơn ra đi, một cụ già đồng
hương đến tìm Tôn Sơn, nhờ ông cho người con của cụ cùng đi và giúp đỡ cho. Tôn Sơn nhận lời, hai
người vào thành tham gia kì thi một cách thuận lợi và chỉ còn chờ đến ngày xem bảng. Tôn Sơn len lỏi
trong đám người vào tới được tấm bảng đỏ, xem tới ba lần mới phát hiện thấy họ tên của mình nằm ở
cuối bảng. Ông kinh ngạc vui mừng bèn tìm tên của người con trai ông cụ láng giềng, nhưng xem đi
xem lại đến mấy lần cũng chẳng thấy, thế là người con ông cụ láng giềng đã thi không đỗ. Anh ta ở lại
trong thành chơi mấy ngày cho đỡ buồn. Tôn Sơn về nhà trước, mọi người nghe tin ông thi đỗ đều đến
chúc mừng, ông già cũng tới để hỏi tình hình của con mình. Đến lúc này chàngạt kê tài tử lại tỏ bản
lĩnh của mình, ông không trả lời ông cụ là con của cụ có đỗ hay không mà lại đọc hai câu thơ:
Giải danh tận xứ thị Tôn Sơn,
Hiền lang cánh tại Tôn Sơn ngoại.
(Chỗ cuối cùng các tên thi đỗ là Tôn Sơn,
Con trai cụ lại còn ở ngoài Tôn Sơn).
Giải danh là danh sách những người đỗ cử nhân trên bảng điều và hai câu thơ này có nghĩa là tên
người cuối cùng trên bảng là tôi, Tôn Sơn, còn tên của con trai cụ lại còn ở ngoài tên của tôi nữa. Rõ
ràng là muốn nói con trai ông cụ đã không đỗ. Về sau người ta bèn gọi những người đi thi không đỗ là
"danh lạc Tôn Sơn" (tên rơi ngoài Tôn Sơn).
LA DUẪN HÒA