Tại sao nét vẽ quan trọng nhất được gọi là "họa long điểm tinh”?
Có một truyền thuyết kể rằng họa sĩ nước Lương dời Nam Triều tên là Trương Tăng Diêu có vẽ bốn
con rồng trên bức tường của chùa An Lạc ở Kim Lăng (nay là thành phố Nam Kinh). Cả bốn con rồng
đều đã vẽ xong nhưng vẫn chưa có mắt. Ông nói với người ta rằng:
- Nếu vẽ mắt cho mấy con rồng này thì chúng nó sẽ sống và có thể bay đi mất.
Những người nghe nói thế đều bán tín bán nghi. Có người lại nghĩ rằng Trương Tăng Diêu nói chuyện
hoang đường không thể nào tin được. Thế rồi người này nói một câu, người kia nói một câu đều thúc
giục họa sĩ phải mau mau điểm nhãn cho rồng. Họa sĩ không cưỡng nổi ý muốn của mọi người, vì thế
chỉ còn cách cầm bút lên vẽ mắt cho hai con rồng trong số đó. Thế là chỉ trong nháy mắt trên không
trung chớp giật chói lòa, tiếng sấm nổi lên ầm ầm, hai con rồng vùng lên phá bức tường bay đi mất.
Mọi người thấy thế đều kinh ngạc đờ đẫn cả người. Sau khi lấy lại được tinh thần, mọi người mới thấy
rằng trên bức tường vẫn còn lại hai con rồng chưa điểm nhãn.
Trên đ tức là câu chuyện "họa long điểm tinh" (điểm tròng con mắt khi vẽ rồng) còn lưu truyền cho tới
ngày nay. Tuy rằng đây chỉ là cầu chuyện huyền thoại, nhưng nó gián tiếp cho thấy rằng Trương Tăng
Diêu có một kĩ thuật vẽ cao siêu, hình tượng vẽ ra giống hệt như thật, đồng thời câu chuyện này cũng
nói rõ rằng dù là Trương Tăng Diêu vẽ rồng hay là những họa sĩ khác vẽ những vật có sinh mệnh thì
con mắt đều là bộ phận truyền đạt tinh thần rõ nhất trên cơ thể các sinh vật, không vẽ mắt thì vật không
sống và phải sau khi vẽ mắt thì mới có sinh khí. Về sau "họa long điểm tinh” trở thành một thành ngữ ý
nói khi viết văn phải biết điểm từ ngữ mấu chốt vào chỗ quan trọng nhất.
VŨ DUNG CHI