"Giang Lang tài tận" là câu chuyện như thế nào?
Trong thời kì Nam Bắc Triều ở Trung Quốc có một văn nhân tên là Giang Yêm. Hồi trẻ ông rất tài
hoa, được nhiều bài văn hay và nổi tiếng trong xã hội, trong đó có hai bài Hận phú (bài phú oán hận)
và Biệt phú (bài phú ly biệt) cho đến nay vẫn còn được truyền tụng.
Thời bấy giờ người ta gọi các chàng thanh niên là "lang” vì thế Giang Yêm được người ta gọi một
cách thân thiết là "Giang Lang”.
Nhiều bài văn hay của Giang Yêm đã được soạn ra hồi ông còn trẻ tuổi. Trong thời kì này ông vừa
nghèo lại vừa không có địa vị. Về sau nhờ cố gắng ông mới dần dần có được danh tiếng. Đến khi
Giang Yêm đã nhiều tuổi, có chức quan, lại là nhân vật nổi tiếng, đời sống ngày càng dễ chịu, thì
chính vì thế mà chí tiến thủ mất dần đi, văn chương viết ra ngày một kém sút, do đó người ta đều nói
rằng "Giang Lang tài tận" (tài của Giang Lang đã cạn rồi). Người ta lại còn đặt ra một câu chuyện để
nói rõ nguyên nhân vì sao tài của Giang Lang lại cạn.
Câu chuyện ấy như thế này: sau khi tuổi của Giang Yêm đã cao, một hôm ông nằm mộng thấy văn nhân
dưới triều nhà Tấn tên là Quách Phác nói với mình rằng:
- Trước kia văn chương của nhà ngươi viết được hay, tất cả đều là nhờ ta đã cho nhà ngươi mượn cây
bút năm màu của ta. Bây giờ đem trả lại ta cây bút ấy đi.
Trong giấc mộng ấy, Giang Yêm chỉ còn cách trả lại cho Quách Phác cây bút năm màu mà mình viết
đã cùn. Thế là sau khi tỉnh dậy, Giang Yêm không còn viết nổi được một câu nào hay nữa.
Tất nhiên câu chuyện này không phải là thật, những nó có ý nói với người đời sau rằng: tài năng của
một con người không phải là có thể giữ được mãi, nếu như không kiên trì cố gắng thì tài dù cao đến
đâu cũng có thể bị suy mòn. Cũng như một vật mượn của người khác thì cũng phải mang trả lại
KHANG BÌNH