Tại sao gọi những người phụ nữ có tài văn học là "Vịnh nhứ tài"?
Thời Đông Tấn ở Trung Quốc có một vị tể tướng trứ danh tên là Tạ An. Tạ An rất thích thi ca. Một
hôm mùa đông gió bấc thổi vù vù, hoa tuyết bay phấp phới. Tạ An cùng với người cháu trai là Tạ
Lãm và người cháu gái là Tạ Đào Uẩn cùng uống rượu ngắm tuyết. Ba bác cháu bàn luận văn thơ cảm
thấy rất cao hứng. Thấy tuyết trắng rơi mỗi lúc một dày, Tạ An phấn khởi ngâm một câu:
- Bạch tuyết phân phân hà sở tự ?
Ý hỏi tuyết bay mù mịt khắp trời nom giống cái gì? Sau đó ông bảo với người cháu trai và người cháu
gái:
- Hai cháu thử đọc tiếp một câu xem sao nào!
Tạ Lãm bèn làm tiếp trước một câu:
- Tát diêm không trung sai khả tự.
Ý nói: tuyết trắng bay đầy trời, đại khái có thể giống như lấy muối mà ném lên không trung. Lúc ấy cô
cháu gái Tạ Đào Uẩn mới mười tuổi nói tiếp luô
- Vị nhược liễu nhứ nhân phong khởi.
Ý nói: chẳng bằng đem tuyết trắng ví với phấn của những cây liễu bay lên theo gió. Tạ An nghe thấy
thế rất cao hứng khen không tiếc lời:
- Phấn của những cây liễu thì cũng trắng như tuyết, còn tuyết thì cũng nhẹ như là phấn của cây liễu.
Đem phấn của cây liễu so với tuyết thì vừa giống vừa xác thực, quả là diệu kì. Thật ra thì tuyết và
muối cũng đều trắng như nhau nhưng nặng nhẹ lại có phần khác nhau. Vì thế khi rơi xuống không để lại
cho người nghe một cảm giác như nhau. Nếu nói vung muối lên không trung thì không làm cho người ta
có được cái cảm giác giống như khi trông thấy hoa tuyết bay phấp phới, do đó hiệu quả của việc so
sánh không bằng "phấn liễu theo gió bay lên".
Tạ Đào Uẩn lớn lên quả thật đã trở thành một nữ thi sĩ và về sau người ta thường nói những người
phụ nữ có tài hoa văn học, giỏi làm thơ là "vịnh nhứ tài" (tài ngâm vịnh phấn liễu).
LA DUẪN HÒA