BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 95

Tại sao "ô hô ai tai" thường dùng để chỉ người đã chết?

Hơn một ngàn bảy trăm năm trước đây, thừa tướng của nhà Hán ở đất Thục là Gia Cát Lượng đem
quân đi dẹp cuộc phản loạn của Mạnh Hoạch là vua của một rợ phương Nam. Ông đã bảy lần bắt, bảy
lần tha Mạnh Hoạch, cho nên cuối cùng đã làm cho Mạnh Hoạch tâm phục quy hàng. Sáu khi giành
được thắng lợi Gia Cát Lượng đem quân trở về triều. Lúc qua sông Lư Thủy trên trời bỗng có mây
đen kéo đến dày đặc, cuồng phong nổi lên, ông bèn hỏi những người dân địa phương và được biết
rằng đó là hồn ma các binh sĩ của cả hai bên bị chết trong trận chiến đấu, vì họ oán hận phẫn nộ cho
nên đã làm ra những chuyện như thế. Thổ dân nói với Gia Cát Lượng:
- Nếu làm theo đúng tục lệ đời xưa thì phải giết đúng 49 người, dâng đầu lâu của họ lên tế thì mới làm
cho các oan hồn này tan đi được.
Nhưng Gia Cát Lượng lại nghĩ rằng những người chết đi đã biến thành oan hồn thì không thể nào giết
thêm những người đang để làm nảy sinh thêm những oan hồn mới. Ông bèn nghĩ ra một cách là sai
nhào bột nặn thành những hình đầu người, bên trong lại có nhân thịt bò, thịt dê làm ra một thứ gọi là
mằn thẩu, và lấy đó làm đồ lễ. Sau đó Gia Cát Lượng đích thân mặc đạo phục, viết một bài văn tế và
đến bờ sông Lư Thủy để tế oan hồn. Bài văn tế này có hai câu cuối cùng là:
Ô hô ai tai ! Phục duy thượng hưởng!
(Than ôi thương thay! Cúi mời hưởng thụ !)
Trong hai câu này thì "ô hô ai tai" là từ cảm thán dùng để nói lên nỗi đau lòng thương xót. Còn "phục
duy thượng hưởng" là mời các linh hồn đến hưởng thụ những vật phẩm đem cúng. Hai câu này là cách
thức cố định trong văn chương tế viếng đời xưa (gồm có các thể ai từ, tế văn, lời viếng). Nếu như chỉ
là ai từ hay lời viếng mà không có vật phẩm đem cúng thì không dùng bốn chữ "phục duy thượng
hưởng” (hay chỉ có hai chữ thượng hưởng). Tuy nhiên bốn chữ "ô hô ai tai” thì không thể nào thiếu
được. Vì cái cách thức cố định này đã được sử dụng trong một thời gian rất dài, cho nên hễ nói tới là
lập tức có liên hệ tới chuyện chết chóc và dần dà người ta đã mượn bốn chữ "ô hô ai tai" để thay cho
ý chết hay mất mạng (với hàm ý khôi hài).

BÀNG KIÊN

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.