Bài thơ bảy bước đã cứu mạng Tào Thực như thế nào?
Trong những năm cuối đời Đông Hán, Đổng Trác mạo danh của hoàng đế để làm những chuyện bậy
bạ. Anh hùng hào kiệt ở khắp các nơi ùn ùn dấy binh tiến đánh Đổng Trác, và tranh nhau chiếm đất
đai. Trong số đó, Tào Tháo có thế lực tương đối lớn, Tháo chiếm được phần lớn miền Bắc Trung
Quốc và tự phong là Ngụy Vương. Năm 220 sau Công nguyên, Tào Tháo qua đời, con trai cả của
Tháo là Tào Phi kế nghiệp cha lên ngôi hoàng đế, đó tức là Ngụy Văn Đế được nói tới trong lịch sử.
Tào Tháo còn có một con thứ nữa tên là Tào Thực, từ nhỏ đã thông minh khác người, có thể xuất khẩu
thành thơ. Hồi ấy Tào Tháo rất yêu thích Tào Thực, đã từng có ý định phong cho Thực làm thái tử và
để cho Thực kế thừa đế nghiệp. Trong số các đại thần cũng không ít người ủng hộ Tào Thực. Vì thế
Tào Phi rất ghen ghét với Tào Thực.
Sau khi lên ngôi hoàng đế, Phi luôn luôn kiếm cớ tìm cách bức hại Tào Thực. Một hôm Phi ra lệnh bắt
Thực, uy hiếp Thực. Phi bắt Thực chỉ được đi bảy bước phải làm xong một bài thơ, nếu không sẽ giết.
Tào Thực suy nghĩ một lát đi một bước lại đọc một câu:
Chử đậu nhiên đậu ky
Đậu tại phũ trung khấp
Bản thị đổng căn sinh:
Tương tiên hà thái cấp!
(Dây đậu nấu quả đậu
Quả đậu trong nồi khóc
Cùng một rễ sinh ra
Nấu nhau sao quá gấp!)
Thực đã dùng quả đậu và dây đậu để ví cảnh cốt nhục tương tàn. Sau khi nghe bài thơ này Tào Phi
cảm thấy rất hối hận, cho nên đã không giết Tào Thực. Về sau bài thơ này đã trở thành bài thơ bảy
bước trong lịch sử văn học Trung Quốc.